Virut Zika và dị tật đầu nhỏ: Mối nguy đáng sợ cho thai nhi

shape

31 Dec

Cha Mẹ TốtDec 31, 2019

Virut Zika và dị tật đầu nhỏ: Mối nguy đáng sợ cho thai nhi

Ngày 28/7/2016, Tổ chức Y tế Thế Giới công bố đã có gần 2000 trường hợp trẻ sơ sinh bị dị tật đầu nhỏ hoặc các dị tật hệ thần kinh trung ương có liên quan đến virut Zika. Tại Việt Nam, đến cuối tháng 10/2016, trường hợp dị tật đầu nhỏ đầu tiên có liên quan đến Zika đã được xác nhận. Tuy số lượng người nhiễm Zika chỉ mới dừng ở con số trên 20, đây vẫn là một vấn đề cần sự chú ý của tất cả các mẹ bầu và các mẹ dự định có con.

Virut Zika nguy hiểm như thế nào?

Zika có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi, gây dị tật đầu nhỏ. Đây là một dị tật nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Zika có khả năng lây lan cao, thông qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn (cùng loại trung gian truyền bệnh với sốt xuất huyết). Virut Zika cũng có thể lây truyền qua quan hệ tình dục.

Virut Zika và dị tật đầu nhỏ: Mối nguy đáng sợ cho thai nhi

Virut Zika: Bùng phát mối nguy mới cho thai nhi
Mới đây, tổ chức Y tế Thế giới - WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp cần được quốc tế quan tâm đối với virut Zika, loại virut có liên quan đến chứng bệnh đầu nhỏ bẩm sinh ở trẻ em

Lời khuyên cho các mẹ mang thai đang sống trong vùng có Zika

Ở Việt Nam, các trường hợp nhiễm Zika được phát hiện rải rác tại TP.HCM, Nha Trang Phú Yên, Bình Dương, Đaklak. Trong đó, đông đảo nhất là ở TP.HCM với các ca bệnh được thống kê lên đến 20, nằm rải rác ở địa bàn 11 quận, bao gồm quận 2, 9, 5, 10, Tân Phú, 12, Bình Tân, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ…

Virut Zika và dị tật đầu nhỏ: Mối nguy đáng sợ cho thai nhi

Muỗi vằn là tác nhân truyền bệnh chính. Khi muỗi đốt người bệnh và tiếp tục đốt người lành, virut sẽ lây lan theo con đường này.

Zika có thể truyền từ mẹ sang bé, gây dị tật đầu nhỏ. Ngoài ra, Zika cũng truyền từ mẹ sang con trong ca sinh và có liên quan đến một số vấn đề ở trẻ sơ sinh. Những bà mẹ mang thai nhiễm Zika có thể dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải chính xác tình trạng nhiễm Zika lây truyền từ mẹ sang con như thế nào, tình trạng sảy thai có thường xảy ra không, và liệu bé có nhiễm virut mà không hình thành hội chứng đầu nhỏ hay không. Vậy, những bà mẹ đang sống trong vùng có virut Zika cần hành động như thế nào?

  • Nên mặc quần áo dài tay: Quần áo dài tay giúp bảo vệ bạn khỏi bị muỗi (bao gồm cả muỗi mang bệnh) cắn.
  • Sử dụng kem chống muỗi và côn trùng. Lưu ý, bạn cần chọn loại sản phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai. .
  • Thường xuyên vợt muỗi, hạn chế để thùng, lu chứa nước mở nắp để ngăn cản muỗi sinh sôi nảy nở.
  • Mắc mùng khi ngủ
  • Xịt thuốc diệt muỗi định kỳ theo lịch của các cơ sở y tế cấp xã, phường
  • Quan hệ an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, tránh tình trạng bị nhiễm Zika từ bạn đời.

Xét nghiệm khi xuất hiện các triệu chứng đáng ngờ: Triệu chứng nhiễm Zika tương tự như triệu chứng cảm thông thường: Đau đầu, sốt, mỏi cơ và khớp, đỏ mắt, phát ban… Lưu ý, 14 ngày sau khi khởi phát các triệu chứng mà bạn nghi ngờ là do nhiễm Zika, hãy đến các trung tâm y tế và yêu cầu được xét nghiệm. Nếu không có triệu chứng bệnh, bạn nên chủ động xét nghiệm từ ngày 14 sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

Ngoài ra, khi sống trong vùng có bệnh đang lây truyền, bạn cũng nên chủ động tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có biện pháp đề phòng sự lây lan của virut nguy hiểm này. Những câu hỏi mà bạn nên hỏi bác sỹ/ chuyên gia y tế:

  • Tôi có nên xét nghiệm Zika?
  • Tôi có cần phải được siêu âm?
  • Tôi có cần phải đến tham vấn một bác sỹ chuyên về bệnh truyền nhiễm hay bác sỹ chuyên về các ca sinh có nguy cơ cao?
  • Tôi nên phòng ngừa Zika bằng cách nào và bảo vệ gia đình mình như thế nào?

Những thông tin mẹ bầu cần biết về Zika

  • Chỉ 1 trong 4 người nhiễm virut có biểu hiện bệnh rõ ràng.
  • Virut có thể tồn tại trong máu đến 2 tuần
  • Các triệu chứng kéo dài 2-7 ngày.
  • Chưa có vắc xin hay thuốc điều trị nào cho virut này.
  • Để xét nghiệm Zika ở mẹ bầu, bác sỹ sẽ lấy máu, tương tự các trường hợp nhiễm Zika khác.
  • Để xác định Zika có lây truyền sang thai nhi hay không, bà bầu thường phải trải qua chọc dò ối. Đồng thời, siêu âm được tiến hành mỗi 2 đến 3 tuần kể từ thời điểm bà bầu được xác định là dương tính với Zika để theo dõi tình trạng dị tất đầu nhỏ có thể xảy ra với thai nhi.
  • 6 bệnh viện có thể xét nghiệm Zika tại Việt Nam: Bệnh viện Vệ Sinh dịch tễ Trung ương (Số 1 – Phố Yecxanh – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội); Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên (34 Phạm Hùng, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk); Viện Pasteur TP.HCM ( 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh); Viện Pasteur Nha Trang (Số 8 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa); Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Số 78, Đường Giải Phóng, Hà Nội); Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM (764 Võ Văn Kiệt,Phường 1,Quận 5, TP.HCM).

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *