Vỡ ối sớm, mẹ bầu phải làm gì?

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2019

Vỡ ối sớm, mẹ bầu phải làm gì?

Thai nhi và nước ối được bao bọc trong một màng ối. Thông thường, lớp màng ối này chỉ vỡ khi mẹ bầu đến lúc chuyển dạ, khi thai nhi từ 37 tuần trở đi. Tình trạng vỡ ối sớm xảy ra khiến nước ối rò rỉ ra khỏi tử cung sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Trong một số trường hợp, vỡ nước ối sớm cũng có thể khởi phát dấu hiệu huyển dạ sớm và làm mẹ sinh non. Ở Việt Nam, các bác sĩ dùng 2 khái niệm khác nhau để phân biệt giai đoạn vỡ ối: Vỡ ối sớm dùng cho trường hợp đã chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở, vỡ ối non dùng cho trường hợp vỡ ối mà chưa có chuyển dạ.

Nguy hiểm cận kề khi bầu bị vỡ ối sớm

Tùy theo giai đoạn mang thai, tình trạng vỡ nước ối trước khi thai nhi được xem là đủ tháng (37 tuần) có thể gây ra mức độ ảnh hưởng khác nhau. Trong đó, 2 nguy cơ lớn nhất là nhiễm trùng và sinh non.

Nhiễm trùng do vỡ ối sớm

Nước ối và màng ối có tác dụng bảo vệ thai nhi tránh khỏi sự xâm nhập của vi trùng. Khi màng ối vỡ và nước ối rò rỉ ra bên ngoài sẽ khiến lớp bảo vệ đó suy yếu, thai nhi dễ bị tổn thương do vi sinh vật từ bên ngoài có điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào nước ối. Không chỉ thai nhi bị nhiễm trùng, có thể gây suy hô hấp khi ra đời.

Nhiễm trùng ối trong trường hợp ngôi thai chưa được ổn định sẽ có thể dẫn tới sa dây rốn, thậm chí trường hợp biến chứng dẫn rụng rốn khiến thai nhi không còn lấy được dinh dưỡng và oxy.

Người mẹ bị vỡ ối sớm cũng sẽ gặp phải những vấn đề như viêm phúc mạc (màng bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu), nhiễm trùng máu…

Sinh non ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Trong các trường hợp vỡ ối sớm kèm theo nhiễm trùng hoặc biến chứng, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mổ lấy thai. Việc bé sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ thường đem đến nhiều nguy cơ lâu dài cho sức khỏe như bệnh hô hấp, bệnh về thị giác, nhiễm trùng. Các bé ra đời trước tuần thứ 24 thường không có nhiều cơ hội sống sót. Nếu vỡ ối sớm dẫn đến chuyển dạ sớm thì các bé sinh non cũng sẽ đối mặt với những nguy cơ tương tự.

Vỡ ối sớm, mẹ bầu phải làm gì?

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, những mẹ bị vỡ ối non, vỡ ối sớm thường sinh trong vòng 7 ngày sau khi phát hiện tình trạng này

Những dấu hiệu đặc trưng

Khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, mẹ nên ghĩ đến tình trạng vỡ ối sớm và vào bệnh viện để kiểm tra chắc chắn.

  • Hiện tượng rỉ nước từ âm đạo: Nước ối có thể chỉ rỉ ra một ít, nhưng cũng có trường hợp chảy ồ ạt. Thông thường, khi bị rỉ nước ối, nước sẽ chảy ra chậm hơn so với trường hợp bị són tiểu. Nước ối không có màu và mùi, đồng thời độ p.H cũng khác xa nước tiểu và có thể được phát hiện bằng giấy quỳ.
  • Rỉ nước kèm xuất huyết: Trong trường hợp nước ối chảy ra nhiều, đồng thời kèm theo chảy máu, mẹ nên đến bệnh viện hoặc phòng khám ngay lập tức để được hỗ trợ.
  • Nước ối chảy ra có màu hoặc mùi bất thường: Trong trường hợp nước ối chảy ra có màu lạ như vàng, xanh, mẹ nên chuẩn bị tinh thần để tiếp nhận những chuyển biến xấu, vì đó là dấu hiệu của những vấn đề như nước ối bị nhiễm trùng hoặc lẫn phân su.

3 bước “phản ứng nhanh” khi bị vỡ ối sớm

Ngay khi nghi ngờ mình bị vỡ ối non, mẹ nên thực hiện những điều sau:

Bước 1: Đến bệnh viện để kiểm tra

Để chắc chắn mình có đang bị vỡ ối hay không, mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra cổ tử cung. Bác sĩ sẽ giúp mẹ chẩn đoán các vấn đề:

  • Nước rỉ ra có phải là nước ối không
  • Nước ối có bị nhiễm trùng không
  • Mẹ có dấu hiệu chuyển dạ hay không

Ngoài ra, mẹ cũng sẽ được siêu âm để xác định xem còn bao nhiêu ối trong buồng ối.

Mẹ sẽ được yêu cầu dùng một miếng thấm và theo dõi ở bệnh viện trong vài giờ. Nếu tình trạng không nghiêm trọng, mẹ sẽ được về nhà.

Vỡ ối sớm, mẹ bầu phải làm gì?

Rỉ ối hay bị són tiểu, bầu cần phải rõ ràng
Rỉ ối kết hợp với cơn co tử cung có thể khiến túi ối nhanh chóng bị cạn kiệt và dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai, sinh non. Nghiêm trọng là vậy, nhưng không phải mẹ bầu nào cũng phân biệt được tình trạng rò rỉ nước ối và trạng...

Bước 2: Tiếp tục theo dõi tại nhà

Khi ở nhà, mẹ nên chú ý đến 2 vấn đề:

  • Đo nhiệt độ cơ thể mỗi 4-8 giờ: Nếu sốt trên 37 độ C, hoặc sốt cao trên 38,5 độ C, có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng và mẹ cần quay trở lại bệnh viện ngay.
  • Theo dõi sự thay đổi màu sắc của nước ối: Mẹ có thể sử dụng miếng băng vệ sinh hàng ngày để theo dõi sự khác thường của nước ối. Khi xảy ra bất cứ sự thay đổi nào về màu sắc và mùi nước ối, mẹ nên đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.

Bước 3: Chuẩn bị cho ca sinh sớm

Nếu những lợi ích khi sinh trước ngày dự sinh lớn hơn những nguy cơ do vỡ ối sớm đem lại, mẹ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn. Để chuẩn bị sinh mổ, mẹ cần tìm hiểu kỹ về các biện pháp giảm đau, cách chăm sóc bản thân sau sinh mổ, cách chăm sóc trẻ sinh non để không bị bối rối khi đi vào bước ngoặt này.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *