Vừng đen - "Thần dược" cho bà bầu
Vừa là món ngon, vừa là dược phẩm chữa bệnh hữu hiệu, hạt mè hay còn gọi là hạt vừng từ lâu đã trở thành thực phẩm quen thuộc và gần gũi trong gian bếp Việt. Đặc biệt, bà bầu ăn vừng đen thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của thai nhi.
Vừng đen là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y
1/ Vừng đen có tác dụng gì?
Với hơn 60% là dầu, 22% chất đạm và nhiều loại vitamin và khoáng chất như canxi, photpho, sắt, vitamin B1, B2, niacin, a-xít folic…, vừng đen được xếp vào danh sách thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng vitamin E trong hạt vừng cũng đứng đầu trong các loại thực phẩm, không chỉ giúp ngăn ngừa quá trình oxy hoá chất béo gây hại cho cơ thể, mà còn có tác dụng chống lão hoá, phòng ngừa xơ cứng động mạch. Trong 100 g vừng đen có khoảng 5,14mg vitamin E.
Vừa dễ hấp thu, các a-xít béo chưa bão hòa trong hạt vừng như linoleic acid, palmitic acid và lecithin vừa có tác dụng điều tiết lượng cholesterol trong máu, giúp cơ thể tiêu trừ những chất trầm tích trên thành động mạch và duy trì tính đàn hồi của huyết quản.
Ngoài ra, vừng đen cũng có tác dụng hữu hiệu với các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu cũng như loại bỏ bớt các loại giun sán trong đường ruột.
2/ Lợi ích khi bà bầu ăn vừng đen
– Tăng cường sức khỏe hệ xương: Chứa nhiều can-xi, vừng đen là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu. Trung bình, cứ 100 g mè có khoảng 800 mg canxi, đáp ứng hơn 2/3 nhu cầu can-xi mỗi ngày.
– Bảo vệ sức khỏe làn da: Một công dụng không thể phủ nhận vừng đen là ngăn ngừa các nếp nhăn, ngăn ngừa tia UV từ mặt trời. Nhất là trong ánh nắng gay gắt mùa hè, bà bầu ăn vừng đen sẽ bảo vệ da tốt hơn, giúp da khỏe khoắn và căng tràn sức sống.
– Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Bên cạnh gạo lứt, vừng đen cũng được xem là thực phẩm an toàn chống lại bệnh tiểu đường, nhờ tác dụng điều hòa nồng độ insulin trong cơ thể.
– “Vượt ải” nhanh chóng: Theo kinh nghiệm dân gian, thường xuyên ăn vừng đen trong giai đoạn cuối thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu chuyển dạ nhanh, rút ngắn thời gian đau đẻ. Hơn nữa, ăn vừng đen cũng giúp tăng số lượng cũng như chất lượng sữa.
5 bí kíp chăm sóc sức khỏe mẹ bầu 3 tháng cuối
Do sự tăng trưởng một cách mạnh mẽ của bé cưng trong bụng, 3 tháng cuối thai kỳ được xem là giai đoạn gây nhiều phiền toái nhất cho bà bầu. Làm thế nào để vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, suôn sẻ?
3/ Mách mẹ bầu thực đơn hấp dẫn từ vừng đen
– Cháo vừng:
Nguyên liệu: vừng đen, gạo
Cách làm:
Bước 1: Rang vừng cho thơm rồi để riêng
Bước 2: Cho gạo vào nồi nấu cháo
Bước 3: Đợi cháo chín, cho vừng vào khuấy đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
– Chè vừng đen
Nguyên liệu: vừng đen, bột nếp, đường, sữa (tùy chọn)
Cách làm:
Bước 1: Cho vừng vào chảo, rang thơm rồi cho vào máy xay khô, xay mịn
Bước 2: Bột nếp cho vào chảo, để lửa nhỏ. Lưu ý đảo đều tay cho đến khi bột vàng, thơm
Bước 3: Trộn bột với vừng, lọc qua rây để hỗn hợp thật mịn. Thêm đường tùy theo ý thích, trộn đều.
Bước 4: Khuấy bột với nước cho đến khi gần chín, thêm sữa. Khuấy đều đến khi sôi thì tắt bếp.
– Muối vừng đen: Vừng đen trộn với muối có thể dùng để ăn kèm cơm hoặc xôi hàng ngày.
– Sữa đậu nành + vừng đen: Tăng vị thêm cho sữa đậu này bằng cách pha thêm vừng, vừa mát, vừa cực kỳ dinh dưỡng.
Thai nhi hưởng lợi lớn khi mẹ bầu khỏe mạnh
Rất lâu trước khi có thể bắt đầu tương tác cùng thai nhi, mẹ bầu cần tập trung vào mối ưu tiên hàng đầu, đó là sức khỏe của bản thân. Một khi bạn khỏe mạnh, tất cả những mong muốn khác trong thai kỳ sẽ chỉ là "chuyện nhỏ"
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.