Vượt qua tâm lý sợ sinh mổ

shape

01 Oct

Cha Mẹ TốtOct 01, 2019

Vượt qua tâm lý sợ sinh mổ

Theo thống kê, khoảng hơn 40% phụ nữ mang thai vượt cạn nhờ phương pháp sinh mổ. Dù được chỉ định mổ từ bác sĩ hay là theo mong muốn của mẹ bầu, tham khảo những điều sau đây để quá trình sinh con trở nên dễ dàng hơn, mẹ nhé!

Vượt qua tâm lý sợ sinh mổ

Bố sung rau xanh và các loại trái cây sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn và hạn chế tình trạng táo bón sau khi sinh

1/ Chuẩn bị trước khi sinh mổ

– Nên tắm sạch sẽ trước khi sinh: Mẹ có biết nguy cơ nhiễm trùng sau khi sinh mổ là một trong những biến chứng hậu sản phổ biến nhất? Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng sau sinh, mẹ bầu nên chủ động tắm rửa bằng xà phòng diệt khuẩn để hạn chế lượng vi khuẩn tiếp xúc trên da trước khi “lên thớt”.

– Giữ ấm cơ thể: Nguy cơ nhiễm trùng có thể tăng cao nếu mẹ để nhiệt độ cơ thể giảm xuống trước và trong khi thực hiện phẫu thuật. Nếu cảm thấy lạnh, mẹ nên xin một chiếc mền để đắp, tránh để cơ thể cảm thấy lạnh.

– Tẩy lông: Để tránh nhiễm trùng, mẹ bầu nên chủ động làm sạch vùng “rừng rậm rạp” của phần bụng dưới. Không nên dùng hóa chất, mẹ bầu nên sử dụng dao cạo để làm sạch vùng da sắp phẫu thuật. Tuy nhiên, những trường hợp “loe hoe vài sợi” thì không cần thao tác này đâu mẹ nhé!

Vượt qua tâm lý sợ sinh mổ

Khi nào mẹ nên sinh mổ?
Hiện nay, tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với sinh thường, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thật sự cần thiết nếu như có vấn đề xảy ra trước và trong thời gian sinh con, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.

2/ Chăm sóc cơ thể sau khi sinh mổ

– Chăm sóc vết mổ: Tùy cơ địa của mỗi người, vết mổ có thể nhanh hoặc hết đau chậm hơn, nhưng thông thường sẽ lành sau 7 ngày. Mẹ nên làm theo lời dặn của bác sĩ, tránh tự ý bôi thuốc lên vết thương để tránh bị nhiễm trùng. Trong giai đoạn đầu, mẹ chỉ nên dùng khăn mềm lau sơ người bằng nước ấm để không ảnh hưởng đến vết mổ.

Trong thời gian từ 2- 4 tuần sau khi sinh, nếu thấy có hiện tượng sưng mủ, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra vì có thể vết mổ đã bị viêm nhiễm.

Vận động nhẹ nhàng: Nằm lâu trên giường sẽ dễ khiến sản dịch bị ứ đọng trong cơ thể, vì vậy thời gian đầu sau khi sinh mổ, ngoài việc nghỉ ngơi, các bác sĩ cũng khuyến khích bạn nên kết hợp với các vận động nhẹ nhàng. Bắt đầu với những động tác co duỗi tay chân rồi đến việc đi lại trong phòng, sau đó mẹ có thể thử đi tới lui trong hành lang bệnh viện.

Ăn uống sau khi sinh: 6 giờ sau khi sinh, mẹ không nên ăn bất cứ thứ gì, vì vì thời gian này chức năng đường ruột bị hạn chế, đường ruột ứ đọng nhiều khí. Sau khi “tống khứ” được lượng khí ra ngoài, mẹ có thể bắt đầu với những món ăn mềm, lỏng. Mẹ nên tránh những thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, nên tăng cường những thực phẩm giàu vitamin A, B, C để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Thực phẩm chứa viatmin K và các chất như canxi, kẽm, sắt, đồng và protein cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết thương.

Vượt qua tâm lý sợ sinh mổ

Sau sinh mổ nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng sau khi sinh cực kỳ quan trọng, nhất là với mẹ sinh mổ. Làm sao để nhanh chóng hồi phục và có sữa cho con bú? Bạn có thể tham khảo những thông tin về nguyên tắc ăn uống dành cho mẹ sinh mổ sau!

3/ Phục hồi vóc dáng sau khi sinh

Tuy chỉ là một tiểu phẫu nhỏ, nhưng cơ thể bạn vẫn cần thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Tùy thể trạng từng người, bạn có thể mất từ 3 -6 tháng để có thể bắt đầu những bài tập thể dục. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể biết chính xác thời gian cụ thể.

– Vòng eo “con kiến”: Sau khi phục hồi, những bài tập yoga kết hợp với các bài tập điều hòa nhịp tim như đi bộ, đạp xe, bơi có thể giúp mẹ nhanh chóng thu gọn vòng eo của mình. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột và chất béo trong khẩu phần ăn. Ưu tiên những loại trái cây giàu vitamin C, dưỡng chất giúp đẩy nhanh quá trình đốt chất béo.

– Nâng cấp “cô bé”: Dù sinh mổ, nhưng trong quá trình mang thai, “cô bé” của bạn cũng bị ít nhiều tác động. Để tránh tình trạng xuống cấp các vùng cơ âm đạo, mẹ nên thực hiện bài tập Kegel, một bài tập cơ âm đạo đơn giản có thể thực hiện bất cứ khi nào.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *