Xử nhanh hội chứng ống cổ tay khi mang thai

shape

31 Dec

Cha Mẹ TốtDec 31, 2019

Xử nhanh hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng chèn ép thần kinh giữa. Nó là một tập hợp các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên. Bệnh này thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy hội chứng ống cổ tay khi mang thai không nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lâu dài có thể dẫn đến teo cơ và tàn tật bàn tay do các tổn thương thần kinh, mạch máu không thể hồi phục được.

Nếu trong gia đình đã có người từng mắc phải hội chứng này hoặc bản thân mẹ gặp các vấn đề về lưng, cổ hay tay thì càng có nguy cơ mắc hội chứng này.

Xử nhanh hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Sử dụng máy tính thường xuyên là một trong những nguyên nhân chính làm tay bầu bị đau

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ống cổ tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng ống cổ tay như phải làm việc bằng tay liên tục và duy trì ở một tư thế cố định trong thời gian dài. Với phụ nữ mang thai, còn một lý do đặc biệt hơn nữa.

Khi bước vào thời kỳ mang thai, sự gia tăng hormone và dịch ở mô tích tụ lại gây sưng phù và chèn ép lên các dây thần kinh động mạch, dẫn đến đau, sưng nhẹ, ngứa ngáy thậm chí tê bì bàn tay rồi lan ra các ngón tay. Thống kê cho thấy, hội chứng có thể ảnh hưởng đến 60% phụ nữ mang thai. Tùy theo mức độ biểu hiện, ở trường hợp nhẹ, hội chứng sẽ mất dần sau khi sinh, vì lúc này các hormone và dịch đã trở lại bình thường.

Tuy nhiên có một vài trường hợp nặng, kéo dài vài tháng hoặc hơn so với bình thường, rất hiếm trường hợp vấn đề này cần sự can thiệp của y học. Sau khi sinh em bé mà mẹ vẫn còn cảm giác tê các đầu ngón tay, một ca phẫu thuật để giảm đau là cần thiết.

Xử nhanh hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Nhắc mẹ lịch khám thai 3 tháng cuối
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đạt được tốc độ phát triển nhanh nhất. Để không bỏ lỡ bất kỳ mốc quan trọng nào, mẹ nhớ tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối nhé.

Nhận biết hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Khi mắc phải hội chứng ống cổ tay, mẹ bầu rất khó cầm nắm chắc đồ vật cũng như thực hiện các thao tác đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa bàn tay và các ngón tay. Bệnh gây cản trở các hoạt động phức tạp như thêu, đan hay đánh máy… Đồng thời gây đau vào mỗi buổi sáng khi mẹ thức giấc do tay bị gập cả đêm.

Bên cạnh đó còn có cảm giác như kim châm, ngứa ngáy hoặc nóng ran ở các ngón tay có thể lan tới cánh tay, cẳng tay và ống tay. Vùng da ở nơi đau có thể bị khô và sưng phù.

Điều trị hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Dưới đây là những biện pháp đơn giản mà hữu hiệu làm giảm bớt triệu chứng khó chịu mà không làm ảnh hưởng tới mẹ và bé.

Xử nhanh hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Bà bầu nên ăn gì để "thổi bay" cơn nhức đầu?
Ở những tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu thường có biểu hiện nhức đầu thoáng qua. Thời gian thai kỳ mẹ sẽ không được uống thuốc, vậy bà bầu nên ăn gì để đánh bay cơn nhức đầu này?

  • Khi xuất hiện những triệu chứng đau rát khó chịu, bầu có thể thử thay đổi tư thế ngủ hay ngồi để cảm thấy thoải mái hơn. Lắc tay cho tới khi cảm giác râm ran giảm đi. Cố gắng không gối đầu lên tay khi ngủ vì đầu sẽ đè lên bàn tay làm các cơn đau nghiêm trọng hơn.
  • Không để bàn tay hay cổ tay giữ nguyên một tư thế trong một thời gian quá lâu. Nếu làm các công việc văn phòng nên nghỉ ngơi 30 phút đứng lên và đi lại cho các cơ được thư giãn. Đồng thời, bạn cũng không nên uốn, gập cổ tay hay ngón tay thường xuyên vì sẽ làm cảm giác đau trở nên tồi tệ hơn.
  • Tập các động tác thể dục nhẹ nhàng và đơn giản như yoga cũng sẽ làm giảm bớt các cảm giác đau. Kèm theo đó mẹ có thể bổ sung thêm vitamin B6, nó có tác dụng hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ, bầu nhé!
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cân bằng nhưng vẫn giàu dinh dưỡng. Tránh việc lên cân quá nhanh trong thời gian mang thai. Duy trì lượng muối, mỡ và đường trong cơ thể ở mức tối thiểu. Uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày và ăn ít nhất năm khẩu phần rau quả, kèm theo các thực phẩm giàu vitamin B có tác dụng bổ thần kinh.

Nếu đã thử qua các biện pháp trên mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, mẹ bầu nên đến gặp các bác sĩ chuyên gia xương khớp. Có thể các bác sĩ sẽ đề nghị bầu đeo một thanh nẹp vào cổ tay, giữ cố định cổ tay mẹ ở tư thế thẳng và giúp nới rộng ống cổ tay. Các triệu chứng sẽ được cải thiện một cách đáng kể trong vòng 7-8 tuần.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *