Xua tan nỗi lo tắc vòi trứng có chữa được không?

shape

31 Jan

Cha Mẹ TốtJan 31, 2020

Xua tan nỗi lo tắc vòi trứng có chữa được không?

Tắc vòi trứng hay còn được gọi là tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân khiến việc thụ thai khó khăn, dẫn đến vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung. Câu hỏi được đặt ra là tắc vói trứng có chữa được không và phương pháp điều trị hiện đại nhất là gì để sớm mang đến tia sáng cho các mẹ đang mong có con.

Bệnh tắc vòi trứng là gì?

Vòi trứng là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung, có một đầu hở mở thông với ổ bụng để đón noãn còn đầu kia thông với buồng tử cung. Noãn và tinh trùng sẽ kết hợp tại vòi trứng và tạo thành trứng đã thụ tinh trong quá trình thụ thai, sau đó mới di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ. Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị chít hẹp lại, gây khó khăn cho sự di chuyển của trứng về tử cung.

Xua tan nỗi lo tắc vòi trứng có chữa được không?

Chỉ là kinh nguyệt bất thường hay đau bụng thôi cũng có thể là dấu hiệu của tắc vòi trứng

Nguyên nhân gây bệnh tắc vòi trứng

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tắc vói trứng nhưng thường xuất phát từ lý do bẩm sinh và do nhiễm khuẩn.

  • Nguyên nhân bẩm sinh: Từ khi sinh ra, vòi trứng đã bị hẹp dẫn đến thiếu hụt một phần hay cả vòi trứng. Trường hợp này khá hiếm.
  • Nguyên nhân do nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Vi khuẩn chủ yếu gây bệnh tắt vòi trứng là vi khuẩn lậu. Những phụ nữ mắc bệnh thường thường vệ sinh không đúng cách, có tiền sử nạo hút thai, mắc bệnh truyền miễn do quan hệ tình dục không an toàn…

Những biểu hiện tưởng chừng đơn giản như rối loạn kinh nguyệt, những cơn đau bụng âm ỉ thường xuất hiện đều là hồi chuông cảnh báo các vấn đề sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua nhé!

Tắc vòi trứng có chữa được không?

Tắc vòi trứng là căn bệnh phổ biến tuy nhiên chúng cũng được điều trị dứt điểm. Chị em đừng quá lo lắng tắt, chỉ cần đi khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ.

Xua tan nỗi lo tắc vòi trứng có chữa được không?

Cảnh giác khi kinh nguyệt bất thường
Đừng chủ quan khi nhận thấy một vài trục trặc trong chu kỳ hàng tháng. Đó có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề như nhiễm trùng, u xơ, mãn kinh sớm...

Với sự phát triển của nền y học hiện nay, bệnh tắt vòi trứng có rất nhiều phương pháp điều trị. Một số phương pháp nổi bật phải kể đến như: Thông dịch ống dẫn trứng với sự can thiệp của tia X, điều trị bằng cách rửa ruột, điều trị bằng vật lý trị liệu, điều trị bằng thuốc Đông y, tiểu phẫu nội soi…

Trong đó, tiểu phẫu nội soi là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất.

  • Điều trị tắt vòi trứng bằng tiểu phẫu: Tiểu phẫu nội soi ống dẫn trứng là phương pháp điều trị được nhiều người sử dụng và đã thụ thai thành công sau đó. Bác sĩ chuyên khoa cho biết dụng cụ mổ nội soi sẽ đi vào buồng trứng để loại bỏ những chất gây tắc ra ngoài ống dẫn. Hiệu quả của phương pháp này lên đến 85%.
  • Bơm để thông ống dẫn trứng: Đây là phương pháp đơn giản nhất nhưng không thể điều trị tận gốc, chỉ được điều trị trường hợp vòi trứng bị hẹp một đoạn ngắn. Phương pháp này ít được sử dụng vì hiệu quả không cao, người bệnh phải bơm nhiều lần và để lại biến chứng. Tỉ lệ thành công của phương pháp này từ 20-40%.
  • Cắt và nối ống dẫn trứng: Phương pháp này được dùng cho người bị bệnh nặng, ống dẫn trứng ở đoạn xa hơn so với thành tử cung. Trường hợp này bác sĩ sẽ cắt phần bị tắc, sau đó nối hai phần thông lại với nhau. Phương pháp này được xem là thành công khi trứng có thể di chuyển bình thường và người bệnh có thể thụ thai.
  • Cắt ống dẫn trứng: Đây là phương pháp cuối cùng, áp dụng cho các trường hợp bị ứ dịch nặng nề, khả năng phục hồi kém, khả năng có thai ngoài tử cung cao. Bác sĩ sẽ cắt phần bị ứ dịch sát góc tử cung, chừa lại tử cung và buồng trứng. Phương pháp này giúp khả năng thụ tinh nhân tạo đạt kết quả cao.

Với nền y học phát triển tiên tiến như hiện nay, tắc vòi trứng có chữa được không có lẽ đã trở thành câu hỏi thừa Một lưu ý nhỏ nhưng quan trọng là chị em nên thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe và kịp thời điều trị bệnh ngay từ giai đoạn ban đầu.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *