Giáo dục giới tính cho trẻ theo từng độ tuổi

Mưa dầm thấm đất" là phương pháp mẹ nên áp dụng khi giáo dục giới tính cho trẻ. Bắt đầu càng sớm càng tốt, trẻ ở độ tuổi khác nhau sẽ có nhận thức cũng như nhu cầu tìm hiểu về giới tính khác nhau

Share this Post:
Nuôi dạy con

Thay vì cố gắng nói với trẻ những điều phức tạp, mẹ nên hướng câu chuyện phù hợp theo độ tuổi của trẻ. Cố gắng giải thích các khái niệm theo cách đơn giản nhất để trẻ có thể hiểu được. Mẹ không cần giải thích tất cả trong cùng một lúc, bởi hứng thú của trẻ về giới tính ở mỗi độ tuổi khác nhau cũng sẽ có sự khác biệt. Chẳng hạn, so với hành vi tình dục, trẻ mầm non thường hứng thú với việc mang thai và trẻ em hơn. Vì vậy, ba mẹ cần chọn những bài học phù hợp theo độ tuổi để giúp bé hiểu đúng bản chất vấn đề.

Giáo dục giới tính cho trẻ theo từng độ tuổi

Ở bất kỳ độ tuổi nào, trẻ cũng cần được dạy về giới tính

1/ Giáo dục giới tính cho trẻ từ 0-2 tuổi

Khi bắt đầu dạy trẻ về những bộ phận trên cơ thể, hãy dạy con tất cả, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Dạy bé gọi đúng tên chứ không phải một tên gọi ngộ nghĩnh nào đó bạn nghĩ ra, bởi nếu có ai xâm phạm vào khu vực nhạy cảm, trẻ sẽ cần biết chính xác từ để có thể nói ra. Đã từng có trường hợp một bé gái liên tục kêu đau bụng, và đến khi đi khám, bác sĩ mới phát hiện ra rằng bộ phận sinh dục của bé mới là nơi bị đau. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dạy con về sự khác nhau giữa nam và nữ, cách nhận biết người nào là nam, là nữ.

2/ Giáo dục giới tính cho trẻ từ 2-5 tuổi

Với những bé trong độ tuổi này, mẹ có thể dạy con khái niệm cơ bản về sự sinh sản. Chẳng hạn như: em bé được tạo thành từ một người nam và nữ, hoặc em bé được hình thành trong tử cung của người phụ nữ…

Bé cũng cần được dạy con về sự riêng tư và các vấn đề liên quan đến thân thể, sự đụng chạm nào có thể chấp nhận,Chỉ những người nhất định, như ba mẹ hoặc bác sĩ mới là người có thể chạm vào vùng riêng tư của con. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dạy trẻ trân trọng và làm chủ cơ thể mình. Hãy dạy trẻ biết cách nói “Không” nếu có ai đó đụng chạm làm trẻ khó chịu.

Lưu ý: Khi nói với trẻ về vấn đề này, bạn nên giữ thái độ trung lập. Không nên tỏ thái độ kỳ thị, khó chịu hay xấu hổ. Nhấn mạnh rằng đây là vùng đặc biệt và rất riêng của trẻ.

3/ Giáo dục giới tính cho trẻ 5-8 tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ cần biết rằng ngoài nam và nữ còn có những người dị tính, hoặc lưỡng tính cũng như những quy ước về sự riêng tư, khỏa thân. Trẻ nên biết mình không để lộ vùng kín ở những nơi công cộng, đồng thời biết cách vệ sinh, giữ gìn vùng cơ thể này sạch sẽ.

Khoảng 8 tuổi, mẹ nên dạy trẻ những điều cơ bản về dậy thì. Tình trạng dậy thì sớm ngày càng phổ biến, rất nhiều trẻ đã bắt đầu dậy thì trước khi được 10 tuổi. Hơn nữa, mẹ cũng nên dạy trẻ thêm về quá trình sinh sản. Khác với trẻ mầm non, khi nói chuyện với trẻ ở lứa tuổi này, mẹ có thể trao đổi thêm với trẻ về vai trò của quan hệ tình dục.

4/ Giáo dục giới tính cho trẻ 9-12 tuổi

Vừa củng cố cho trẻ những kiến thức đã được dạy từ trước, bạn vừa phải dạy cho trẻ trong độ tuổi 9-12 về tình dục an toàn, cũng như các biện pháp phòng tránh thai. Trẻ cũng cần được dạy về mối quan hệ lành mạnh, và khi nào một mối quen hệ trở nên tồi tệ.

Không chỉ vậy, ba mẹ cũng nên dạy con cách đánh giá những tư liệu giới tính, tình dục trên các phương tiện truyền thông, cái gì đúng, cái gì sai, những điều gì lành mạnh và phù hợp với trẻ…

Lưu ý dành cho mẹ:

– Khi dạy con về những vấn đề nhạy cảm, hãy bắt đầu ở một nơi thoải mái với cả mẹ và bé. Điều này sẽ tạo nên cảm giác cân bằng và thấu hiểu, giúp trẻ dễ lắng nghe bạn nói hơn. Tránh nơi tù túng hoặc tạo cảm giác căng thẳng.

– Giáo dục giới tính cho trẻ cũng giống như mẹ dạy trẻ bơi hay kỹ năng băng qua đường. Đây đều là những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của trẻ.

– Không chỉ các bé gái, các bé trai cũng cần được giáo dục giới tính.

– Mẹ có thể đưa ra những tình huống giả định, hoặc đề cập vấn đề này trong lúc tắm cho bé, đưa bé đi bác sĩ để bé dễ hiểu hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: