Giúp trẻ phát triển nhân cách (P.2)

Khi cha mẹ và con cái giao tiếp với nhau trong gia đình và với người ngoài gia đình, có rất nhiều tình huống có thể dạy trẻ những bài học về trách nhiệm, sự cảm thông, lòng tốt và lòng bác ái.

Share this Post:
Nuôi dạy con

11. Thảo luận các ngày lễ và ý nghĩa.

Tổ chức các ngày kỷ niệm gia đình và thiết lập truyền thống gia đình. Việc phát huy truyền thống gia đình vào các dịp lễ không chỉ phát triển cảm giác gắn bó và mối quan hệ họ hàng với các thành viên khác mà còn đóng vai trò như một chất keo đặc biệt gắn kết mọi người với nhau như những con người, như những thành viên trong gia đình, và như những công dân của đất nước.

12. Tận dụng các thời điểm có thể “giáo huấn”.

Sử dụng các tình huống có thể châm ngòi thảo luận gia đình về những vấn đề quan trọng. Một số các vấn đề giáo dục nhân cách hiệu quả nhất có thể diễn ra tiếp nối mỗi ngày trong gia đình. Khi cha mẹ và con cái giao tiếp với nhau trong gia đình và với người ngoài gia đình, có rất nhiều tình huống có thể dạy trẻ những bài học về trách nhiệm, sự cảm thông, lòng tốt và lòng bác ái.

13. Giao trách nhiệm việc nhà cho mọi thành viên trong gia đình.

Mặc dù có thể việc lau bàn, đổ rác, xếp dĩa sạch hoặc rửa chén bát sẽ dễ dàng hơn khi người lớn tự làm thay vì chờ trẻ làm, nhưng chúng ta có nghĩa vụ giúp trẻ học cách cân bằng giữa nhu cầu và mong muốn của bản thân đối với các thành viên khác trong gia đình và rộng hơn cả là những thành viên khác trong xã hội.

14. Đặt kỳ vọng rõ ràng và buộc trẻ phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Xác định các giới hạn hợp lý và thực thi chúng một cách phù hợp giúp tạo dựng hình ảnh cha mẹ là “đầu tàu” đạo đức trong gia đình, đồng thời mang lại cho trẻ cảm giác an toàn. Nó còn giúp trẻ hiểu rằng bạn rất quan tâm đến trẻ, muốn trẻ trở thành những con người có nhân cách sống tốt trong xã hội.

15. Để trẻ “bận rộn” với các hoạt động tích cực.

Giúp trẻ phát triển nhân cách (P.2)

Hướng con phát triển nhân cách ngày từ nhỏ

Tuổi trẻ tràn đầy năng lượng, và thử thách cho bạn là làm sao để trẻ chuyển nguồn năng lượng đó vào các hoạt động tích cực như thể thao, sở thích, âm nhạc và các hoạt động nghệ thuật khác hay các nhóm tình nguyện viên mùa hè xanh. Những hoạt động này thúc đẩy lòng vị tha, sự quan tâm, hợp tác và còn đem lại cho trẻ cảm giác vừa đạt được thành tích.

16. Học cách nói “không” thật kiên quyết.

Chuyện bọn trẻ, đặc biệt là ở tuổi thiếu niên, muốn thử thách giới hạn uy quyền của cha mẹ cũng là chuyện bình thường. Nhưng cho dù trẻ phản đối, hành động thương yêu con nhất là bậc cha mẹ phải luôn kiên quyết và ngăn cấm trẻ tham gia vào các hoạt động có tiềm ẩn nguy hiểm và làm tổn thương trẻ.

17. Biết trẻ đang ở đâu, làm gì và với ai.

Người lớn không chỉ giao tiếp bằng vô số cách thức thể hiện sự quan tâm đến trẻ và mong muốn những điều tốt đẹp nhất dành cho trẻ, mà còn cần nghiêm túc chịu trách nhiệm thiết lập quy định để kiểm tra, hộ tống và giám sát. Phụ huynh rất dễ có nguy cơ bị coi là “lỗi thời” nếu không thường xuyên chủ động gặp gỡ bạn bè của trẻ và cha mẹ của chúng.

18. Không bao che hoặc biện minh cho các hành vi không phù hợp của trẻ.

Bao che cho trẻ và lứa tuổi thiếu niên khỏi các hậu quả từ những hành động sai trái của trẻ sẽ không dạy cho chúng sự tự chịu trách nhiệm. Nó cũng đồng thời phá hỏng các tập quán xã hội và pháp luật, khiến trẻ nghĩ rằng chúng có thể được miễn trừ khỏi quy chế pháp lý bằng cách này hay cách khác khi gây ảnh hưởng đến hành vi của người khác.

19. Biết rõ các chương trình tivi, phim ảnh mà con bạn đang xem.

Mặc dù có một số chất liệu tốt, nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng của phim ảnh đồi trụy và các thông tin gieo lòng thù hận rất dễ nằm trong tầm với con bạn. Bằng cách dùng lời nói và ví dụ cụ thể, hãy dạy con bạn thói quen xem phim ảnh có trách nhiệm. Nếu bạn phát hiện con bạn đã xem các nội dung không tốt, hãy thẳng thắn chia sẻ cảm nghĩ của bạn và thảo luận cho trẻ hiểu vì sao các văn hóa phẩm đó gây tổn hại đến các giá trị của gia đình mình.

20. Đừng quên bạn là người lớn.

Trẻ không cần thêm một “chiến hữu” nhưng rất cần một người cha người mẹ quan tâm nhiều đến trẻ, thiết lập và thực thi các quy định hạn chế cho thái độ ứng xử của trẻ. Đôi lúc những câu trả lời như “cha tớ không cho phép” sẽ giúp trẻ có được lý do chính đáng để thoát khỏi một hoạt động mà trẻ không muốn tham gia.

Linh Lan

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: