Hướng dẫn cách sơ cứu khi bé bị nghẹn

Khi bé bị nghẹn, cách bạn xử lý ngay từ những phút đầu tiên là điều rất quan trọng, quyết định khả năng thoát khỏi nguy hiểm của bé. Nhưng theo thống kê gần đây, có gần 50% ba mẹ không biết cách sơ cứu khi con bị nghẹn. Những điều sau đây sẽ giúp bạn không còn “lóng ngóng” mỗi khi phải xử lý tình huống này nữa.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Khi bé có các dấu hiệu bị nghẹn hay ngạt thở, bạn hãy bình tĩnh, yêu cầu bé nhả vật trong miệng ra. Nếu việc này không hiệu quả, bạn có thể làm theo các bước sau để bé hết nghẹn.

Chữa nghẹn cho bé dưới 1 tuổi

• Đặt bé trên cánh tay bạn. Dùng gốc bàn tay vỗ nhẹ vào giữa xương bả vai của bé. Làm như vậy khoảng 5 lần và sau mỗi lần nên kiểm tra xem bé đã hết nghẹn chưa. Dùng ngón tay út lấy vật gây nghẹn ra khỏi miệng bé.

• Nếu vật gây nghẹn vẫn chưa ra, đặt bé nằm ngửa, để 2 ngón tay vào giữa ngực bé và ép ngực bé khoảng 5 lần. Giữa mỗi lần ép, bạn nên kiểm tra xem vật gây nghẹn đã ra chưa.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bé bị nghẹn

Sau mỗi động tác, bạn nên kiểm tra xem bé đã hết nghẹn chưa.

• Nếu bé vẫn còn bị nghẹn, bạn nên gọi ngay cấp cứu và trong thời gian chờ xe cứu thương, lần lượt thực hiện 5 lần vỗ lưng và 4 lần ép nhực như hướng dẫn trên. Trong trường hợp bé bất tỉnh, lập tức hô hấp nhân tạo cho bé.

>>> Xem thêm: Cách sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ

Chữa nghẹn cho bé trên 1 tuổi

• Gập người bé về phía trước và dùng gót bàn bay vỗ mạnh vào giữa xương bả vai bé. Kiểm tra xem vật nghẹn đã ra chưa trước khi thực hiện lần nữa. Sau 5 lần thực hiện, nếu bé vẫn chưa hết nghẹn, chuyển qua động tác ép ngực.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bé bị nghẹn

Bạn nên gọi xe cấp cứu nếu bé vẫn cứ không hết nghẹn.

• Đặt 1 tay vào giữa lưng bé, tay còn lại đặt vào giữa ngực bé. Sử dụng gốc bàn tay trên ngực, thực hiện ép ngực, làm như hô hấp nhân tạo nhưng chậm và mạnh hơn. Chú ý xem bé đã hết nghẹn hay chưa sau mỗi lần thực hiện.

>>> Xem thêm: Làm gì nếu bé phải đi cấp cứu?

• Nếu bé vẫn bị nghẹn, bạn nên gọi ngay cấp cứu và trong thời gian chờ xe cứu thương, lần lượt thực hiện 5 lần vỗ lưng và 4 lần ép ngực. Trong trường hợp bé bất tỉnh, lập tức hô hấp nhân tạo cho bé.

Lưu ý:

– Bạn nên tỏ ra bình tĩnh để bé hiểu rằng mọi việc vẫn ổn và bé không cần phải sợ hãi.

– Không dùng tay mò mẫm trong miệng bé để cố gắng lấy dị vật ra, vì rất có thể hành động này càng đẩy dị vật vào sâu hơn.

– Ngoại trừ những đồ ăn khô như bánh quy, còn lại bạn không nên cho bé uống bất cứ thứ gì khi bé bị sặc. Việc cho bé uống nước chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn thôi.

MarryBaby

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: