Khi nào thì ngưng quấn khăn cho bé?

Rất nhiều bé sơ sinh thích được quấn trong khăn bởi bé có cảm giác an toàn khi được bao bọc. Tuy nhiên, khi con đã phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, bạn sẽ phải tháo bỏ lớp "bảo vệ" này và để bé tiếp xúc mạnh mẽ hơn với môi trường xung quanh

Share this Post:
Nuôi dạy con

Quấn khăn là một phương thức được áp dụng trên toàn thế giới để giúp bé ngủ ngon hơn và giúp bé cảm thấy an tâm. Thậm chí, nhiều người tin rằng quấn bé trong khăn sẽ giúp giảm đau quặn bụng.  Tuy vậy, bé cũng không bị phụ thuộc quá lâu vào chiếc khăn để có được giấc ngủ ngon. Thời điểm bé được 2 tháng tuổi, mẹ đã có thể giúp con cởi bỏ lớp bảo vệ này. Để bé làm quen với việc ngủ mà không có khăn quấn xung quanh, mẹ nên bắt đầu một cách chậm rãi theo các bước dưới đây.

Khi nào thì ngưng quấn khăn cho bé?

Chiếc khăn quấn dường như đã trở thành vật không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh

Thời điểm 1 tháng tuổi
Khi con đã được 1 tháng tuổi, mẹ bắt đầu cắt giảm dần thời gian ngủ với khăn quấn. Ngay khi bé thức dậy, bạn nên bỏ khăn ra để bé không cảm thấy mình nhất định cần phải có khăn quấn. Ngoài ra, việc để chân tay bé được tự do sẽ thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô.

Quan sát phản ứng của con
Khi còn rất bé, con thích được nằm trong lớp khăn êm ấm, nhưng chỉ một thời gian sau bé đã không còn thích sự bó buộc này nữa. Bạn có thể quan sát sự phát triển của con để biết khi nào bé không còn thích hợp với việc quấn khăn nữa. Đó là khi bé bắt đầu di chuyển nhiều hơn khi ngủ như lăn qua lăn lại, đá chân, đập tay… Nhiều mẹ chọn thời điểm sau khi bé biết lật để ngưng không dùng khăn quấn nữa. Cách đơn giản nhất là mẹ xem bé có tỏ ra khó chịu, giãy giụa và khóc nhiều khi được quấn khăn hay không.

Khi nào thì ngưng quấn khăn cho bé?

Những cách đơn giản giúp bé ngủ ngon
Ngủ là cách để não bộ "sạc pin" và phục hồi năng lượng sau một ngày dài. Vì vậy, việc chăm sóc giấc ngủ cho con là một điều hết sức quan trọng. Nếu vẫn còn đang băn khoăn không biết làm cách nào để giúp bé ngủ ngon, bạn có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ sau đây nhé!

Từ từ nới lỏng khăn quấn
Đầu tiên, bạn để một cánh tay của bé ở ngoài và thoải mái vận động khi ngủ. Khi thấy bé đã có thể ngủ ngon với một tay bên ngoài, sau vài ngày, bạn đã có thể để cả hai tay của con tự do khỏi lớp khăn. Tiếp đến là phần chân và toàn thân.

Khi nào thì ngưng quấn khăn cho bé?

Giữ con an toàn trong giấc ngủ
Cho con nằm gối, đắp chăn quá dày, cho con nằm sấp... Đó là một số sai lầm kinh điển khiến sức khỏe của bé bị đe dọa

Việc quấn khăn tuy có thể giúp ích cho giấc ngủ của bé, mẹ cần lưu ý để tránh những ảnh hưởng tai hại dưới đây:

-Nguy cơ ngạt thở: Nếu khăn quấn quá lỏng, nó có thể bung ra, trùm lên mặt bé và gây ngộp thở.

-Nóng bức ngột ngạt và trật xương hông: Nếu chăn quấn quá chặt, bé có thể bị nóng bức dẫn đến quấy khóc hay sốt. Ngoài ra, việc này cũng có thể dẫn tới trật khớp xương hông.

-Cản trở phổi: Quấn bé quá chặt khiến cho việc hít thở gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt, phổi không thể lấy đủ oxy vì lớp quấn khiến lồng ngực bé khó di chuyển.

-Bé không đủ ấm: Khi bé đang bị lạnh thì tốt nhất là mẹ không nên quấn bé, vì bị bó chân tay khiến bé khó hoạt động và từ đó, khó làm ấm cơ thể.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: