Làm gì với bé 2 tuổi thích ngắt lời người lớn?

Bạn đang nói chuyện điện thoại với đồng nghiệp, bé chạy đến kéo tay áo bạn và ré lên: "Mẹ ơi mẹ... Mẹ ơi!" Cùng tìm hiểu các dạy con ngoan trong tình huống này với Marry Baby nhé.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Tại sao bé 2 tuổi thích ngắt lời người lớn?
Bạn cần cho bé thêm thời gian để dần dần khắc phục “thói hư” này. Với một đứa bé 2 tuổi, cả thế giới này, trong đó có bạn, tồn tại là vì bé. Bé luôn tin rằng mình là “cái rốn của vũ trụ” và mọi người sẽ luôn đáp ứng khi bé cần. Bên cạnh đó, bộ nhớ chưa phát triển tốt nên bé 2 tuổi thường có khuynh hướng nói ngay những gì vừa nghĩ ra vì bé sợ mình sẽ quên mất. Đây là một cơ chế sinh lý tự nhiên. Do đó, bé không hề biết mình đang quấy rầy bạn và làm cho bạn khó chịu. Bé lại càng không thể hiểu được rằng bạn còn có nhiều người và nhiều việc khác phải quan tâm. Khi bé nhận ra bạn tập trung vào việc gì đó mà không phải là bé, bé cho đó là mối đe dọa!

Mặc dù việc bé 2 tuổi hay “tham gia” vào cuộc trò chuyện giữa bạn với bạn bè hoặc khi bạn có một cuộc hẹn sẽ làm bạn bực mình, nhưng nếu lúc này đứng ở góc nhìn của bé, bạn sẽ nhận ra là bé không hề cố ý làm phiền bạn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì khi bé được khoảng 3-4 tuổi, trí nhớ của bé sẽ phát triển tốt hơn và bé bắt đầu nhận thức được việc “phá bĩnh” của mình là không ngoan và bạn muốn gì khi nói với bé là: “Mẹ đang bận”. Vì vậy, bạn nên cố gắng kiên nhẫn với bé nhé.

Có cách nào hạn chế việc bị bé 2 tuổi ngắt lời hay không?
Trong thời gian chờ bé đủ lớn để dạy bé ngoan hơn, bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách sử dụng điện thoại một cách khéo léo hơn. Cụ thể, bạn không nên tiếp tục nói chuyện điện thoại khi bé đang ở bên cạnh và muốn ngắt lời bạn. Bạn có thể tiết kiệm thời gian và ít bị làm phiền hơn bằng cách điện thoại khi bé đang ngủ. Bạn cũng có thể cho bé xem tivi hoặc video mà bé yêu thích trong khi bạn nói chuyện.

Làm gì với bé 2 tuổi thích ngắt lời người lớn?

Đánh lạc hướng bé 2 tuổi bằng tivi hay video là một cách để bạn có thể yên ổn gọi điện thoại

Nếu tivi không phải là giải pháp lúc này, bạn có thể thử cho bé chơi đồ chơi hay các trò chơi sáng tạo như tô màu, vẽ tranh xem sao. Ý tưởng khác là bạn cho bé nghịch nước: đổ nước vào đầy bồn và cho vài cái ly nhựa để bé thỏa thích chơi đùa miễn là bạn có thể trông chừng bé. Bạn cũng có thể đưa cho bé một chiếc điện thoại đồ chơi để bé có thể bắt chước bạn và nói chuyện với một anh bạn tưởng tượng nào đó của bé.

Nếu được, bạn nên dùng điện thoại không dây vì nó sẽ cho phép bạn di chuyển tới lui hay vào một căn phòng yên tĩnh hơn để nói chuyện mà vẫn đảm bảo là bạn có thể trông chừng bé. Nếu trời đẹp, bạn có thể dắt bé ra vườn. Ở đó, bé có thể tìm thấy không gian vui chơi của mình và “tặng” cho bạn khoảng thời gian quý báu để thư giãn hay điện thoại cho bạn bè. Nếu bé không thuộc típ quá hiếu động hoặc bé đang có vẻ khá ngoan, bạn có thể cho bé vào lòng và ôm ấp bé trong khi bạn tán gẫu. Cách này có thể có hiệu quả vì hành động của bạn sẽ làm cho bé cảm thấy bé rất quan trọng với bạn ngay cả khi bạn đang tập trung vào chuyện khác.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: