Lịch sử của tã giấy

Trong lịch sử khá ngắn ngủi của mình, tã giấy đã lần lượt trải qua những thay đổi và cải tiến lớn lao. Các ba mẹ có thể tiếp tục chờ đợi những nét đổi mới không ngừng xuất hiện để chọn cho con của mình một lựa chọn tối ưu nhất

Share this Post:
Nuôi dạy con

Tã giấy trình làng

Tã dùng một lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ năm 1948 dưới cái tên Johnson and Johnson, nhưng nó không giống với loại ngày nay mà gồm có một lớp không thấm nước phủ bên ngoài tương tự như chiếc màn trong phòng tắm. Bên trong là các lớp giấy lụa xếp chồng. Procter and Gamble đã giới thiệu Pampers, tã dùng một lần đầu tiên của họ vào năm 1961. Đó là sự khởi đầu cực kỳ đình đám. So với tã vải, loại tã hình chữ nhật này lớn và không vừa vặn lắm, nhưng điều này không ngăn cản tiếng tăm của tã giấy lan xa.

Tã cải tiến

Vào thập niên 1970, thiết kế của tã giấy cơ bản được cải tiến. Hình dạng chữ nhật biến thành hình đồng hồ cát và tã giấy ít cồng kềnh hơn. Dây buộc được thêm vào để giúp tã đóng chặt hơn. Sau đó, chiếc dây này biến thành loại tái sử dụng được để các bà mẹ có thể buộc và tháo tã nhiều lần.

Siêu thấm hút

Mãi đến năm 1984, cải tiến thực sự trong ngành công nghệ tã mới xuất hiện, khi loại tã có polymer siêu thấm ra mắt thị trường. Đặc điểm này giúp giảm kích thước của tã giấy rõ rệt. Nếu xé mở phần lõi của một chiếc tã giấy hiện đại, bạn sẽ thấy một cụm hạt hoặc tinh thể giống như gel. Chúng chính là các polymer siêu thấm. Thỉnh thoảng, bạn còn có thể nhận ra chúng trên da bé yêu, nếu bất kỳ phần nào của tã bị rách ra khi bé đang mặc tã.

Những lo ngại về môi trường

Có một điều không thể chối bỏ, đó là tã giấy hiện tại chủ yếu được làm bằng nhựa dẻo và không thể phân hủy sinh học, nên chúng trở thành tâm điểm của mối lo ngại về sinh thái. Một số nhà sản xuất đã phát triển loại tã có thể phân hủy sinh học, nhưng nó có xu hướng không phân hủy khi bị bỏ vào một bãi rác cao cấp, vì các bãi rác được thiết kế để ngăn chặn chính khả năng phân hủy sinh học dễ dẫn đến chuyện rò rỉ và gây ô nhiễm đất cũng như nước ngầm. Trong khi đó, tã vải lại làm tiêu tốn nhiều nước vì nhu cầu giặt tẩy.

Tã giấy trong tương lai

Trong tương lai, hy vọng ngày càng nhiều giải pháp được áp dụng để làm tã phân hủy nhanh hơn và triệt để hơn. Thú vị hơn, các nhà sáng chế đang có ý tưởng sử dụng chúng để tạo ra điện năng trong lúc tái chế các thành phần plastic phục vụ các mục đích khác.

 

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: