Mang gì cho bé khi ra ngoài trời đông?

Những ngày đông đến, tiết trời se se lạnh thật thích. Cha mẹ nào chẳng muốn dạo phố, mua sắm hoặc du lịch ngắn ngày. Nhưng khi có bé thì sao? Có nên cho con theo cùng không? Bé ở trong ngôi nhà với 4 bức tường chắn gió cùng chăn bông và lò sưởi ấm áp, ra đường phố lạnh thế này, con có chịu nổi không? Nếu bạn biết phải mặc gì, mang gì cho bé trước khi ra phố, chẳng ngại gì mà không đưa bé theo cùng

Share this Post:
Nuôi dạy con

1. Áo ấm, vớ, nón, găng tay:
Mẹ nên mua quần áo dài tay, vớ, nón và găng tay với chất liệu cotton dày và mềm mại, không gây kích ứng cho làn da của bé với kích thước vừa vặn, thoải mái. Với các bé dưới 12 tháng tuổi, mẹ có thể cho con mặc bộ áo liền quần để giữ ấm. Khi ra ngoài trời đông, mẹ khoác thêm cho con áo len hoặc áo khoác ngoài, tránh mặc áo chui đầu cho bé sơ sinh, vì ở độ tuổi này xương cổ bé chưa cứng cáp, mặc áo chui đầu thường rất khó khăn.

Ngoài bộ nón, vớ, găng tay, áo khoác mà bé đang mang trên người khi ra ngoài trời lạnh, mẹ cần mang theo một bộ dự phòng để thay cho con khi không khí ẩm ướt làm ẩm bộ khoác ngoài ấy.

2. Bỉm, tã giấy:
Với các bé còn đang dùng bỉm, tã giấy,.. khi ra ngoài trời đông nên mặc tã cho con thường xuyên hơn để giữ ấm. Mẹ nên lưu ý chọn loại bỉm, tã giấy thông thoáng. Trước khi thay bỉm mới cho bé, nên vệ sinh thật sạch và khô thoáng vùng kín của con, thoa một ít kem mỡ chống hăm tã lên vùng bẹn và mông con.

Mang gì cho bé khi ra ngoài trời đông?

Luôn cho bé mặc áo khoác dày để giữ ấm khi ra ngoài mùa đông

3. Kem dưỡng da chuyên dụng cho bé:
Mùa lạnh thường khiến da con hanh khô, mẹ nên thoa một lớp kem dưỡng da hoặc dầu dưỡng cho em bé lên da con sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài. Lớp kem dưỡng sẽ giúp da con không bị mất nước và giữ ấm làn da mỏng manh của con.

4. Trang bị y tế cần thiết:
Ngoài những vật dụng thông thường, những trang bị y tế cần thiết trong mùa lạnh dành cho bé là dầu khuynh diệp, nước muối sinh lý NaCl 0.9%. Trong mùa đông, bé dễ bị nhiễm lạnh, tăng nguy cơ viêm đường hô hấp. Nhất là với trẻ sơ sinh, chưa biết cách thở bằng miệng, gây khó thở và quấy khóc. Do đó, mẹ cần xoa dầu khuynh diệp lên ngực con và nhỏ nước muối sinh lý để phòng ngừa con bị ngạt thở vì chất nhầy trong mũi.

Mùa đông ít khi có nắng sớm, mẹ không thể mang con ra tắm nắng để hấp thụ vitamin D. Vì thế, mẹ nên cho bé đến khám bác sĩ dinh dưỡng để nhờ bác sĩ tư vấn liều lượng và cách dùng vitamin D đường uống cho phù hợp.

5. Những lưu ý khác:
– Chọn thời điểm lý tưởng: Nên đưa con ra ngoài vào lúc sáng muộn hoặc xế chiều. Tránh đưa con đi vào lúc sáng sớm hoặc tối muộn vì nhiệt độ ngoài trời vào thời điểm đó khá lạnh. Không nên đưa trẻ sơ sinh ra ngoài khi nhiệt độ dưới 15 độ C.

– Thời lượng lý tưởng: Không nên đưa trẻ sơ sinh đi dạo quá 30 phút ngoài trời. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cho trẻ ngồi trong xe đẩy, đắp thêm chăn ủ khi đi dạo, sẽ giúp con vừa được hưởng thụ không khí trong lành lại vừa được ấm hơn.

– Cẩn thận với các loại bệnh mùa đông: Những ngày lạnh thường kéo theo nhiều loại siêu vi gây bệnh. Nhất là các bé dưới 3 tuổi, hệ miễn dịch còn non kém, dễ bị nhiễm bệnh. Nguy cơ nhiễm bệnh tiểu phế quản là cao nhất, bệnh do virus RSV (hợp bào hô hấp) gây ra. Triệu chứng bệnh là thở khò khè, nhịp tim nhanh kèm theo sốt cao, rất nguy hiểm nếu bé dưới 3 tháng tuổi nhiễm bệnh.

– Nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất 12 tháng để giúp con tăng cường đề kháng và không nên chọn mùa lạnh để cai sữa cho con.

– Đảm bảo bé ngủ đủ giấc từ 14 – 15 tiếng/ngày.

Điều cuối cùng nhưng không kém quan trọng là một cái ôm nhẹ nhàng của mẹ cũng có thể sưởi ấm cho bé những đêm đông lạnh giá. Và hơi ấm tình yêu của cha mẹ cũng truyền sang con hệ miễn dịch vô hình, bảo vệ con khỏi tác động của môi trường và tránh virus xâm nhập.

Minh Trang

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: