Mang thai & Công việc: Chuẩn bị trước khi nghỉ thai sản

Share this Post:
Thai giáo

Trước tiên, hãy tự tìm hiểu trước, liệt kê ra những lựa chọn nghỉ thai sản của bạn. Sau đó xem xét kỹ lại những quy định về chính sách đãi ngộ của công ty trong chính sách công ty hay thỏa thuận, hợp đồng lao động của bạn.

Tìm hiểu chế độ nghỉ thai sản
Nếu công ty bạn có bộ phận phụ trách về nhân sự, liên lạc và hỏi về chính sách chính thức liên quan đến việc mang thai và nghỉ thai sản. Đại diện nhân sự sẽ cung cấp thông tin và cho bạn lời khuyên khách quan, vì có thể họ đã tư vấn cho rất nhiều phụ nữ trong tình huống tương tự và cá nhân họ không bị ảnh hưởng gì bởi sự vắng mặt sắp tới của bạn.

Nếu công ty nhỏ và bạn nghĩ rằng có thể đại diện nhân sự sẽ không có khả năng giữ kín thông tin cá nhân của bạn, bạn có thể yêu cầu cung cấp chính sách công ty mà không tiết lộ tình trạng của mình.

Mang thai & Công việc: Chuẩn bị trước khi nghỉ thai sản

Mẹ bầu công sở nên tìm hiểu sớm về chế độ nghỉ thai sản trước khi gần đến ngày dự sinh

Bạn cũng có thể trao đổi với đồng nghiệp, những ai đã trải qua giai đoạn này, phải đảm bảo bạn có thể tin tưởng họ vì tốt hơn hết bạn là người đầu tiên nói với sếp. Nên hỏi họ việc đề xuất nghỉ thai sản thế nào và những phản ứng họ đã gặp khi báo tin mang thai là gì. Tìm hiểu thêm ai trong ban lãnh đạo hoặc có tiếng nói ở nơi bạn công tác sẽ ủng hộ và dễ thông cảm hơn với việc bạn sẽ thông báo.

Lập kế hoạch nghỉ thai sản
Cuối cùng, lập kế hoạch nghỉ thai sản của mình. Tính ra xem bạn cần bao nhiêu thời gian, bắt đầu bằng cách nghiên cứu bạn có bao nhiêu ngày phép?

Nếu bạn đang cân nhắc việc nghỉ không lương, phải suy nghĩ thời gian công ty chấp nhận được là bao lâu? Bạn nên có kế hoạch để đưa ra giải pháp và những ý tưởng về công việc của bạn sẽ được xử lý thế nào trong lúc bạn nghỉ.

Sếp của bạn cũng muốn biết bao lâu bạn quay lại làm việc sau khi nghỉ sinh. Nếu biết mình không thể quay lại, bạn nên nói cho sếp biết trước cho dù nó có thể thiệt hại đến quyền lợi của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn không quay lại làm việc nhưng không nói với sếp của bạn, người sử dụng lao động có thể yêu cầu bạn phải trả lại số tiền đã thanh toán để duy trì bảo hiểm y tế khi bạn nghỉ phép, chỉ trừ khi bạn không thể quay lại làm việc khi mắc bệnh hiểm nghèo hay ở trong hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Nếu bạn chưa quyết định sẽ quay trở lại làm việc hay không, nên chọn lựa giải pháp mở. Thật khó để nói trước hoàn cảnh về thời gian và tài chính của gia đình sẽ thay đổi thế nào khi bạn có em bé.

Bạn có thể đợi cho đến thời gian nghỉ thai sản để quyết định xem sẽ quay lại làm việc toàn thời gian, bán thời gian, hay không chọn cái nào. Nếu bạn có mối quan hệ tốt với sếp hay quan tâm đến uy tín của mình, bạn có thể thông báo về quyết định của mình càng sớm càng tốt.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: