Mẹ biết gì về hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh?

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng tuổi. Không có một dấu hiệu báo trước, hội chứng này có thể xuất hiện và mang lại nỗi đau lớn cho các gia đình

Share this Post:
Nuôi dạy con

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) là một chẩn đoán được thực hiện bởi các chuyên gia y tế khi bé dưới 1 tuổi bị đột tử và không tìm được nguyên nhân chính xác. Thậm chí, cho tới hiện nay, nguyên nhân gây nên hội chứng này vẫn là một vấn đề “bí hiểm” với các chuyên gia.

Mẹ biết gì về hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh?

Không có một cảnh báo nào trước khi “sự cố” xảy ra

Chưa có một con số thống kê chính xác tỷ lệ đột tử do hội chứng này gây ra ở Việt Nam, nhưng theo một thống kê ở Mỹ, một quốc gia khá hiện đại, mỗi năm có tới hơn 2.000 trẻ em tử vong do hội chứng này gây nên. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 6 tháng tuổi chiếm tới 90% trong tổng số này.

Trong nghiên cứu được công bố năm 2008, trong một số trường hợp đột tử trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 8-10 tuần tuổi, các nhà khoa học Anh đã tìm thấy 2 loại vi khuẩn S.aureus ( gây nhiễm khuẩn da tụ cầu) và E.coli (gây tiêu chảy). Đồng thời, các chuyên gia cũng nhận thấy một số trường hợp đột tử có lên quan đến tư thế nằm đầu thấp, chân cao của trẻ sơ sinh.

Không dừng lại ở đó, nghiên cứu năm 2010 tại Mỹ đã tìm thấy nồng độ interleukin-2, chất điều hòa thần kinh trong não của trẻ đột tử có dấu hiệu tăng cao. Theo các chuyên gia đây có thể là nguyên nhân gây rối loạn chức năng hô hấp, tim mạch, có thể làm giảm hoặc mất sự thức tỉnh ở trẻ. Ngoài nồng độ interleukin-2, nồng độ interleukin-6 cũng có dấu hiệu gia tăng trong một vài trường hợp. Và sự gia tăng này có thể làm thay đổi nồng độ serotonin, ảnh hưởng đến nồng độ CO2 trong máu, có khả năng khiến trẻ bị ngưng thở trong khi ngủ.

Bên cạnh những nghiên cứu trên, nhiều chuyên gia cũng đưa ra những giả thiết liên quan đến những tổn thương đối với trẻ trong quá trình sinh nở, đặc biệt là thương tổn ở đốt sống cổ và thân não. Thông thường, những trẻ bị tổn thương này sẽ cảm thấy khó thở khi nằm sấp. Với những trường hợp trẻ bị tổn thương tai trong do thời gian chuyển dạ kéo dài cũng có thể gây rối loạn nhịp thở khi ngủ.

Cảnh giác với những yếu tố làm tăng nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh (SIDS)

Tuy chưa tìm thấy những nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng này, nhưng theo các chuyên gia, những yếu tố dưới đây có thể ảnh hưởng, thậm chí làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ. Đặc biệt lưu ý, mẹ nhé!

– Trẻ sinh non và trẻ có cân nặng thấp sau khi sinh thường có nguy cơ đột tử trong lúc ngủ cao hơn.

– Trẻ có mẹ trẻ, dưới 20 tuổi khi sinh con.

– Trẻ từng có tiền sử ngưng thở, môi tím tái, ngất

– Gia đình đông con, nhất là khi khoảng cách tuổi giữa các bé quá gần nhau

– Tỷ lệ đột tử của các bé trai thường cao hơn so với các bé gái

Mẹ biết gì về hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh?

Phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Làm thế nào để người lớn có thể tạo một môi trường ngủ an toàn cho trẻ? Hãy cùng chia sẻ những thông tin này cho tất cả các những người trưởng thành mà bạn biết, kể cả ông bà, người trong gia đình, bạn bè, người trông trẻ.

>>> Tham khảo thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Đột tử khi ngủ có phải là bệnh
  • Cảnh báo sau vụ đột tử do trẻ sơ sinh vừa ngủ vừa bú bình

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: