Mẹo xử lý 4 tình huống khẩn cấp thường xảy ra với trẻ nhỏ

Những tình huống khẩn cấp cần được xử lý nhanh, tránh để lại hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ. Đó chính là tai nạn bất ngờ do trẻ gây ra.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày có thể xảy ra bất kỳ khi nào với trẻ. Sự bất cẩn và chủ quan của cha mẹ là nguyên nhân chính. Thay vì sốc, khủng hoảng và hối hận vì sự vô ý của mình thì điều cần làm lúc này là xử lý nhanh tại nhà sau đó đưa tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 2 đối tượng cần để mắt theo dõi không rời. Dưới dây là cách xử lý 4 tình huống khẩn cấp, bất ngờ mẹ nên biết:

Bé ngã từ trên cao xuống

Thường thấy nhất là bé ngã từ trên giường xuống. Có trường hợp đã gây tử vong. Khi cho bé ngủ chung giường với bố mẹ, chỉ cần sơ sẩy vài giây thôi là bé ngã lộn từ trên giường xuống đất. Thỉnh thoảng, mẹ lơ đễnh để bé sơ sinh mới biết lẫy nằm một mình và kết quả là…bộp và tiếng ré thất thanh của trẻ.

Mẹo xử lý 4 tình huống khẩn cấp thường xảy ra với trẻ nhỏ

Cẩn thận khi trông trẻ để hạn chế phải xử lý những tình huống khẩn cấp

Trong tình huống này, mẹ cần bế bé lên ngay và vỗ về trấn an đồng thời kiểm tra kỹ phần đầu xem có gì tổn thương không. Nếu bé bất tỉnh dù chỉ một vài phút cũng ngay lập tức đưa tới bệnh viện kiểm tra vì những trường hợp xấu nhất bé có thể bị vỡ hộp sọ, chấn thương hoặc chảy máu não.

Một vài dấu hiệu nhận biết nguy hiểm: Bé bị bất tỉnh, nôn trớ quá nhiều, giảm nhận thức.

Cách ngăn chặn trẻ ngã từ trên cao hiệu quả là không nên để bé một mình trên giường Không để bé ngồi lên ghế rung và đặt ghế rung trên bàn. Khi cần làm việc gì đó mà đang chơi cùng bé trên giường hãy cho bé theo cùng nhé!

Tai nạn khi rung lắc trẻ

Thói quen vừa bế ẵm trẻ vừa rung lắc không hiếm gặp, điển hình nhất là khi bố bế bé chơi và khi bé đang khóc muốn trẻ vui trở lại. Đặc biệt, một số người còn tung đứa trẻ lên xuống như một cách vui đùa. Điều này sẽ gây ra tại nạn nguy hiểm cho bé.

Các chuyên gia cảnh báo hành vi này có thể khiến cơ thể non nớt của bé bị chấn thương, thuật ngữ y khoa gọi là hội chứng SBS – chấn thương não do lắc mạnh hay trẻ bị lắc gây chấn thương cổ.

Sau khi sinh, các cơ quan trong cơ thể trẻ rất non nớt, sự liên kết giữa não và hộp sọ khá lỏng lẻo. Khi bị lắc mạnh, đầu và cổ của bé cũng không đủ sức chịu đựng, trong khi não chuyển động trong hộp sọ. Đang rung lắc mạnh và dừng lại đột ngột khiến cho não trẻ bị dồn ép và xoắn lại dễ dẫn đến tổn thương dây thần kinh, vỡ mạch máu não, thậm chí tử vong.

Cách duy nhất tránh nguy hiểm cho trẻ  là ngừng rung lắc trẻ trong mọi trường hợp.

Mẹo xử lý 4 tình huống khẩn cấp thường xảy ra với trẻ nhỏ

Mẹ sẽ không dám rung lắc trẻ sơ sinh nếu nhìn thấy những hình ảnh này
Trên thế giới đã có rất nhiều cảnh báo về hành động rung lắc trẻ sơ sinh. Hậu quả của ý hành động vô ý thức này có thể làm cho ông bà bố mẹ ân hận suốt đời, do di chứng để lại cho bé rất nặng nề.

Nguy hiểm tiềm ẩn từ những ổ điện

Không chỉ điện mà tất cả các thiết bị điện đều cần đặt xa tầm tay của trẻ. Những tình huống bất ngờ kiểu cắm chìa khóa xe máy vào ổ điện hay cắm dây quạt… để có thể dẫn tới tai nạn nguy hiểm cho trẻ.

Nếu chẳng may gặp tình huống này cần:

  • Cắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện.
  • Nếu không với tới được dây điện, công tắc thì đứng trên vật khô cách điện như hộp gỗ, tấm cao su hay nhựa, dùng cán chổi hay chiếc ghế đẩu đẩy mạnh tay chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện.

Mẹ tuyệt đối không được sờ vào bé nếu người đó chưa được tách ra khỏi nguồn điện. Sau khi ngắt điện, nếu bé bất tỉnh cần lập tức kiểm tra nhịp thở, mạch đập và cấp cứu hà hơi thổi ngạt, ấn tim khi cần thiết.

Bé may mắn không bị thương tích thì chỉ cần nghỉ ngơi và theo dõi. Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ bệnh trở nặng thì đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.

 Khi bé bị động vật cắn

Cho trẻ chơi với động vật hoặc nuôi dưỡng động vật trong gia đình trẻ hiện nay không phải hiếm. Nếu bé chẳng may bé bị cắn sẽ có cơ bị nhiễm trùng bởi miệng của các con vật có rất nhiều vi khuẩn.

Bố mẹ cần nhanh chóng rửa sạch vết thương cho bé bằng nước và xà phòng và có thể bé cần phải uống kháng sinh. Trong trường hợp chó, mèo không được chích vắc xin, bé có thể sẽ phải tiêm kháng huyết thanh phòng dại.

Để không phải xử lý tình hống khẩn cấp do động vật cắn mẹ không bao giờ để cho trẻ ở một mình với động vật, ngay cả đó là vật nuôi trong nhà.

Mẹo xử lý 4 tình huống khẩn cấp thường xảy ra với trẻ nhỏ

Thú cưng và bé
Thú nuôi trong nhà không chỉ là người bạn thân thiết của bé, mà thông qua quá trình chăm sóc cho chúng, bé sẽ học hỏi thêm nhiều điều về trách nhiệm, sự đồng cảm, quan tâm, chia sẻ…. Tuy nhiên, khi quyết định nuôi thú cưng, bạn nên cân nhắc những mặt tích cực và tiêu cực khi “thành viên bất đắc...

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: