Mùa nóng dễ bệnh vì các thiết bị làm mát

Trời nắng nóng dễ khiến bọn trẻ thích ở lì trong phòng máy lạnh hoặc ngồi liên tục trước quạt máy. Bố mẹ cho đó là điều bình thường nhưng đây là một thói quen không hề tốt chút nào đâu nhé. Chưa chắc trẻ tránh được bệnh do thời tiết trong khi nguy cơ mắc bệnh từ máy lạnh và quạt điện đã tăng gấp nhiều lần.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Mắc bệnh do thói quen sử dụng máy lạnh, quạt điện
Có phải trời càng nóng thì bạn càng muốn mở máy lạnh số nhỏ vì hy vọng sẽ thấy mát mẻ hơn? Đây là suy nghĩ sai lầm vì chẳng những không hiệu quả lại còn tạo điều khiến cho virus, vi khuẩn phát triển và sự thay đổi nóng – lạnh thất thường là nguyên nhân gây bệnh cúm trong mùa nóng. Bạn có biết rằng cứ mỗi lần ra vào phòng máy lạnh là cơ thể lại phải điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Tuy quá trình này chỉ kéo dài vài giây nhưng cũng đủ khiến trung khu điều nhiệt của cơ thể phải lao động vất vả. Trong khi đó, trẻ nhỏ có cảm giác về nhiệt và khả năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể kém hơn người lớn, do đó, nguy cơ mắc bệnh do sự thay đổi nhiệt độ này lại càng cao.

Đó là với những nhà sử dụng máy lạnh? Còn nhà dùng quạt điện, quạt hơi nước thì sao? Bạn có bao giờ nghe trẻ than đau đầu, chóng mặt sau một buổi chiều ngồi yên trước quạt? Nếu có thì chắc chắn bạn cần xem lại thói quen sử dụng quạt điện của mình. Việc để quạt hướng thẳng vào người bé trong thời gian dài sẽ khiến mồ hôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ ngoài da giảm xuống rõ rệt tạo cảm giác mát mẻ. Thế còn vùng da không đón gió? Mồ hôi sẽ bốc hơi chậm và nhiệt độ ở vùng da đó vẫn cao. Chính sự mất cân bằng trong bài tiết mồ hôi và tuần hoàn máu này là nguyên nhân khiến trẻ đau đầu, chóng mặt, nghiêm trọng hơn, trẻ còn có thể bị trúng gió, hội chứng vai gáy cần đưa đến bệnh viện điều trị.

Mùa nóng dễ bệnh vì các thiết bị làm mát

Máy lạnh không được vệ sinh thường xuyên sẽ trở thành ổ vi khuẩn lây bệnh

Dùng máy lạnh, quạt điện như thế nào cho đúng?
Đối với máy lạnh

  • Không để nhiệt độ máy lạnh và nhiệt độ môi trường chênh lệch quá 10 độ C
  • Cho trẻ uống bù nước để chống khô họng và mất nước
  • Tập cho trẻ thói quen mỗi khi đi từ phòng lạnh ra ngoài nên đứng ở cửa vài phút để cơ thể thích nghi từ từ với sự thay đổi nhiệt độ
  • Lau sàn nhà thường xuyên với khăn ướt và để một chậu nước trong phòng lạnh để duy trì độ ẩm
  • Vệ sinh máy lạnh và thay tấm lọc mỗi tháng để loại bỏ những loại vi khuẩn, virus tích tụ lâu ngày trong máy lạnh
  • Thường xuyên tạo sự lưu thông không khí bằng cách tắt máy lạnh sau mỗi 2-3 giờ và mở cửa sổ để không khí trong phòng thoát ra ngoài và không khí bên ngoài đi vào phòng

Đối với quạt điện

  • Không nên mở quạt số lớn mà chỉ vừa đủ để tạo luồng gió làm thay đổi lưu thông không khí trong phòng cho bớt nóng
  • Nên để quạt xoay thay vì hướng thẳng vào người trẻ để tránh mất nước và nhiệt lượng
  • Cho trẻ nằm cùng hướng thổi của quạt và hướng ra cửa. Duy trì tốc độ gió ở mức 0,2-0,5m/s, tối đa không quá 3m/s.
  • Có thể làm mát cho trẻ bằng cách thường xuyên lau người cho con với khăn mát

Trẻ nhỏ thường thích chạy nhảy, nô đùa, do đó sẽ đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng như thế này. Bố mẹ cần lưu ý lau khô mồ hôi cho trẻ trước khi vào phòng lạnh hoặc ngồi quạt để tránh nhiễm lạnh đột ngột cũng như nguy cơ các loại vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể.

Hy vọng những lưu ý nho nhỏ bên dưới sẽ giúp mẹ bảo vệ bé khỏi những nguy cơ mắc bệnh mùa nóng do thói quen sử dụng máy lạnh, quạt điện không đúng cách nhé.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: