Nguy hiểm khi mẹ "tét mông" bé

Bạn cho rằng đánh đòn sẽ đưa bé vào trật tự và ngoan ngoãn hơn? Thật ra, không những không giúp bé trở nên ngoan ngoan hơn, "tét mông" ngược lại có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển não của con. Thậm chí một vài trường hợp có thể dẫn đến sự rối loạn hành vi của trẻ

Share this Post:
Nuôi dạy con

Theo thống kê, có tới hơn 94% trẻ em từ 3-4 tuổi bị đòn ít nhất 1 lần trong năm. Hơn 74% các bà mẹ cho rằng sử dụng đòn roi với những bé từ 1-3 tuổi là điều có thể chấp nhận, và hơn 61% sử dụng đòn roi như một hình phạt “thường lệ” mỗi khi con không ngoan.

Trong đó, 90% nguyên nhân bé bị phạt đòn là do có những thói quen không đúng như hay mút tay, ăn uống bày bừa dơ bẩn, đi ra ngoài không được phép, nhõng nhẽo…  Thậm chí, theo một thống kê ở Mỹ, nơi nhân quyền của trẻ em luôn được đề cao, những bé trong độ tuổi lên 2 có ít nhất 18 lần bị tát hoặc bị đét đít mỗi năm.

Rõ ràng, việc sử dụng đòn roi với trẻ em đã dần trở nên phổ biến hơn. Thậm chí, nhiều người còn xem đây như một phương thức dạy con nên người. Tuy nhiên, đây có phải là điều đúng đắn?

Nguy hiểm khi mẹ "tét mông" bé

Dạy con ngoan: Đánh hay không đánh?
Làm cha mẹ, có ai chưa một lần phải nổi cơn tam bành vì con cái? Đặc biệt những khi con có hành động ngỗ ngược, thật khó để kiềm chế việc muốn đánh con. Tuy nhiên, đòn roi có phải là một phương pháp hiệu quả trong việc dạy con ngoan?

Bị đòn khiến trẻ kém thông minh

Một nghiên cứu về ảnh hưởng của những trận đòi roi lên trí thông minh của trẻ đã chỉ ra rằng, những bé thường xuyên nhận những trận đòn từ bố mẹ có lượng chất xám ở vùng vỏ não trước trán (vùng não chịu trách nhiệm suy nghĩ và đưa ra quyết định) ít hơn so với những bé khác. Ngoài ra, chỉ số IQ của những bé này cũng có xu hướng thấp hơn mức bình quân từ 5- 28 điểm.

Các chuyên gia cho rằng, do các bé còn nhỏ, các cơ quan và mao mạch của cơ thể còn rất “non yếu” nên nếu bị lực tác động mạnh từ bên ngoài, những mao mạch này có thể bị ảnh hưởng, và lan truyền sang nhiều cơ quan chức năng khác. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, do mô não nằm trong hộp sọ và có liên kết với cột sống. Vì vậy, khi mẹ “tét mông”, lực đánh có thể truyền qua cột sống và ảnh hưởng đến não bộ của trẻ theo nhiều cách khác nhau.

Nguy hiểm khi mẹ "tét mông" bé

Tuy không gây ảnh hưởng màng nhỉ, nhưng việc thường xuyên kéo tai con có thể gây ảnh hưởng sụn tai của bé

Ảnh hưởng về thể chất

Trong lúc nóng giận và không kiềm chế được cảm xúc, bố mẹ có thể không kiểm soát được lực đạo tác động lên cơ thể bé, và khi mọi chuyện xảy ra thì thường đã quá muộn. Khi bị đòn, máu có thể bị tụ lại xung quanh vùng hông của con, gây cản trở lưu thông máu, có thể dẫn đến hoại tử.

Đặc biệt với những bé trai, khi bị đòn thường bị bắt nằm trên ghế, giường, và những vật cứng ở phía dưới có thể gây tụ máu ở tinh hoàn, làm tổn hại nghiêm trọng đến tinh hoàn của trẻ.

Nguy hiểm khi mẹ "tét mông" bé

Dạy con ngoan mà không đòn roi
Cách hiệu quả nhất để dạy trẻ là đối xử với các bé theo cách mà bạn muốn bé đối xử với mọi người: với sự khoan dung và thấu hiểu. Đôi khi, những hành động nghịch ngợm chỉ là cách bé thể hiện rằng mình muốn làm một điều gì đó thật ấn tượng theo cách của riêng mình, và người lớn đã không hiểu được...

Ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý

Không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe của bé, sự trùng phạt bằng các hình thức bạo lực cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển về tinh thần của trẻ. Theo một nghiên cứu năm 2013, những trẻ thường xuyên bị đòn có xu hướng bị trầm cảm, lo âu, và có xu hướng bạo lực, nổi loạn, có hành vi chống đối xã hội sau khi lớn lên.

Bên cạnh đó, việc sử dụng đòn roi thường xuyên cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự gắn bó giữa bố mẹ và con cái.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Có nên dùng bạo lực dạy con?
  • Nói không với bạo lực khi dạy con

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: