Nguyên tắc dinh dưỡng "chuyên trị" thấp còi

Không chỉ cần được mẹ quan tâm, theo dõi cẩn thận, đối với trẻ suy dinh dưỡng, một thực đơn được chăm chút cẩn thận hơn so với trẻ em bình thường cũng có vai trò rất quan trọng, vừa giúp bé bổ sung dưỡng chất thiếu hụt, vừa tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cho bé

Share this Post:
Nuôi dạy con

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng giữa các nhóm chất, thực đơn mỗi ngày của trẻ suy dinh dưỡng cần lưu ý điều gì? Tham khảo ngay mẹ nhé!

Nguyên tắc dinh dưỡng "chuyên trị" thấp còi

Muốn giúp bé hấp thụ chất dinh dưỡng và năng lượng tốt hơn, mẹ nên lưu ý những điều sau nhé!

1/ Thêm dầu mỡ

So với chất bột, đạm, phần năng lượng từ dầu mỡ cung cấp cho cơ thể có thể đạt gấp đôi. Đồng thời, dầu thực vật còn là nguồn cung cấp một lượng lớn a-xít béo omega 3 rất tốt cho sự phát triển trí não của bé. Vì vậy, trong mỗi chén cơm hoặc cháo của bé, mẹ nên cho thêm từ 1-2 muỗng dầu thực vật, tương đương khoảng từ 5-10 gram.

2/ 6 bữa mỗi ngày mới đủ, mẹ ơi

Thay vì 3 bữa chính như trước, trẻ suy dinh dưỡng cần được cho ăn thêm khoảng 2,3 bữa phụ mỗi ngày. Bữa phụ có thể là những thức ăn vặt dinh dưỡng như sữa, sữa chua, ngũ cốc, trái cây… Không nên ép bé ăn quá nhiều, cho bé ăn vừa đủ để tránh trường hợp trẻ chán ăn.

3/ Vai trò của sữa

Cho bé bú mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời và có thể kéo dài đến 2 năm đầu đời. Trong những trường hợp mẹ không đủ sữa, có thể cho bé uống bổ sung sữa công thức phù hợp theo độ tuổi. Thậm chí, với những trẻ đã lớn, mẹ vẫn nên thường xuyên cho bé uống sữa và ăn những thực phẩm từ sữa để tăng cường bổ sung can-xi cho cơ thể. Thiếu can-xi là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ thấp bé, nhẹ cân.

Nguyên tắc dinh dưỡng "chuyên trị" thấp còi

Cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, còi xương, chậm phát triển
Kẽm tham gia vào quá trình hình thành enzym, chuyển hóa protein. Nó thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vì thế bổ sung kẽm cho trẻ là điều rất quan trọng. Thiếu kẽm còn là nguyên nhân dẫn đến rối loạn phát triển xương và chậm dậy thì ở trẻ em.

4/ Bí quyết khi chế biến món ăn cho bé

Khi chế biến thức ăn cho bé, nếu mẹ nấu thức ăn quá loãng, phần năng lượng cung cấp sẽ rất thấp, nhưng nếu nấu quá đặc lại khiến bé khó ăn. Với những trường hợp này, mẹ nên nấu đặc một chút, sau đó cho thêm men amylase trong giá đậu, rau mầm… sẽ giúp món ăn lỏng ra, bé ăn dễ dàng hơn. Nên cho bé ăn cả phần thịt và phần nước để hấp thu đầy đủ dưỡng chất nhất.

Chọn lựa những thực phẩm an toàn, đã được kiểm định đạt chuẩn về dinh dưỡng cũng như thành phần các chất. Cho bé ăn chín, uống sôi và không nên hâm đi hâm lại nhiều lần cho bé. Với những món ăn đã để bên ngoài quá 3 giờ, mẹ không nên tiếp tục cho bé ăn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Lo lắng bé bị suy dinh dưỡng khi biếng ăn
  • Mách mẹ 3 món cháo cho trẻ suy dinh dưỡng

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: