Những trò chơi đơn giản: Chiếc hộp thần kỳ và tìm hiểu quy luật nhân - quả

Quy luật nhân quả và khái niệm sự hiện hữu của đồ vật là những điều mẹ cần dạy cho bé trong giai đoạn từ 6 - 18 tháng tuổi. Và 2 trò chơi sau đây sẽ giúp mẹ làm được điều đó

Share this Post:
Nuôi dạy con

1/ Trò chơi cho bé: Chiếc hộp thần kỳ

Khoảng từ 6 đến 10 tháng tuổi, các bé bắt đầu làm quen với “sự hiện hữu của đồ vật”, nghĩa là nhận thức được việc một đồ vật dù không ở trước mắt mình nhưng nó vẫn tồn tại ở đâu đó. Vì vậy, những trò chơi liên quan đến việc làm biến mất hoặc xuất hiện đồ vật rất hấp dẫn với bé. Tuy nhiên, những món đồ chơi có đồ vật bất ngờ nhảy từ trong hộp ra có thể sẽ khiến bé giật mình, sợ hãi. Lúc này, Chiếc hộp thần kỳ sẽ là trò chơi vừa thân thiện, vừa tiện dụng hơn hẳn.

Những trò chơi đơn giản: Chiếc hộp thần kỳ và tìm hiểu quy luật nhân - quả

Tốc độ bật nhanh, bất ngờ của những món đồ chơi này sẽ có thể khiến bé sợ hãi

Chuẩn bị: món đồ chơi yêu thích của bé, một thùng các-tông nhỏ, thước kẻ (hoặc đũa) và một ít băng keo

Cách chơi với bé:

Khoét thủng một lỗ ở đáy thùng các-tông. Dùng thước hoặc đũa xuyên qua lỗ, lấy băng keo dán đồ chơi của bé trên đầu đũa, thước. Vậy là món đồ chơi tự chế siêu “chất” đã hoàn thành.

Đặt hộp “thần kỳ” trước mặt bé rồi kéo cây đũa xuống dưới, sao cho đồ chơi nằm gọn trong hộp và bé cưng không thể nhìn thấy từ bên ngoài. Bất ngờ đẩy cây đũa ló lên khỏi hộp. Vì đều là những vật dụng quen thuộc và mẹ cũng điều chỉnh được tốc độ bật ra khỏi hộp nên trò chơi này sẽ không khiến bé bị giật mình, sợ hãi. Khi đồ chơi xuất hiện, mẹ cũng nên nói thêm vài câu để tăng thêm phần thú vị. Chẳng hạn như “Bạn gấu xin chào” hay “Mình là chuột Mickey, rất vui được gặp bạn”…

2/ Trò chơi cho bé: Quy luật nhân – quả

Khi biết quan sát, tinh ý hơn và bắt đầu cảm nhận được quan hệ nhân quả, các bé sẽ rất thích hoạt động bật tắt đèn, cái remote TV và những đồ vật khác có thể thay đổi trạng thái. Bằng cách quan sát những thay đổi như vậy, bé sẽ dần hiểu được hành động này sẽ dẫn đến kết quả gì.

Các bé 6 đến 18 tháng sẽ dần nắm bắt được tính nhân quả của sự vật, sự việc và các mối liên hệ về không gian thông qua những vật dụng quen thuộc trong nhà với trò chơi này. Mẹ sẽ đóng rồi mở cửa tủ quần áo, tủ lạnh, tủ bếp, bật đèn, tắt đèn… Cách này không chỉ giúp bé hiểu được tính nguyên nhân và kết quả của sự việc mà còn cảm nhận được ánh sáng và bóng tối nữa.

Những trò chơi đơn giản: Chiếc hộp thần kỳ và tìm hiểu quy luật nhân - quả

Khi cho bé “nghịch” vòi nước, mẹ nên đảm bảo nước vừa đủ độ nóng

Bên cạnh đó, mẹ có thể đẩy một trái banh trên sàn đến chỗ bé hoặc hất đổ chú gấu bông xuống ghế hoặc tập cho bé tắt mở vòi nước. Chú ý, nên để ý nhiệt độ nước trong lúc cho bé chơi.

Những trò chơi đơn giản: Chiếc hộp thần kỳ và tìm hiểu quy luật nhân - quả

Vật dụng trong nhà nguy hiểm cho sự an toàn của bé
Cha mẹ nào cũng cố hết sức để giữ an toàn cho bé yêu bằng việc để dao và vật nhọn ngoài tầm với của bé, cất các chất tẩy rửa trong tủ có cửa khóa, v.v… Tuy nhiên, đó là với những mối nguy hiểm quá hiển nhiên. Còn những mối nguy hiểm tiềm ẩn thì sao?

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: