Rối loạn tự kỷ: Trẻ nào cũng có thể mắc phải (Phần 1)

Không như nhiều người suy đoán, trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ không phải do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái. Đây là tình trạng rối loạn bẩm sinh, hay nói cách khác, bất cứ đứa trẻ nào ra đời cũng có thể mắc chứng rối loạn tự kỷ bất kể cha mẹ của bé như thế nào.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Bạn nghĩ thế nào trước hình ảnh một chàng trai 19 tuổi chỉ ngồi yên một chỗ và cách để cậu thể hiện tình cảm với mẹ là… liếm mẹ? Đây là câu chuyện đau lòng mà bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang, bệnh viện Nhi đồng I đã chia sẻ để mở đầu hội thảo “Hỗ trợ trẻ tự kỷ thích nghi với sinh hoạt học đường và cộng đồng” do Câu lạc bộ Sống cùng tự kỷ tổ chức vào ngày 11/1/2014 vừa qua. Một trường hợp thương tâm khi trẻ tự kỷ được phát hiện và can thiệp quá trễ. Tại buổi hội thảo, bác sĩ Quỳnh Trang đã trao đổi và giải đáp những thắc mắc khác nhau của phụ huynh liên quan đến chứng rối loạn tự kỷ.

Dấu hiệu báo động đỏ nhận biết trẻ tự kỷ?

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi không phản ứng khi được gọi tên
  • Trẻ dưới 14 tháng không biết chỉ trỏ, ra dấu
  • Trẻ dưới 18 tháng không biết chơi giả vờ, chơi trò chơi
  • Không nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp
  • Không phản ứng với cảm xúc của người khác
  • Chậm nói hoặc lặp lại lời nói của người khác
  • Khó chịu với những thay đổi nhỏ
  • Bận tâm dai dẳng về một vấn đề
  • Có phản ứng khác lạ với âm thanh
  • Thoái lùi hoặc mất đi những kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội đã từng có

Tự kỷ là một tình trạng rối loạn phát triển, do đó, trẻ có thể khiếm khuyết mặt này nhưng phát triển bình thường, thậm chí vượt trội ở mặt khác. Một đứa trẻ tự kỷ vẫn có thể hiểu và nhớ rất nhanh những vấn đề nằm trong lĩnh vực mà trẻ yêu thích. Nói cách khác, tự kỷ không phải chậm phát triển mà là phát triển gián đoạn.

Rối loạn tự kỷ: Trẻ nào cũng có thể mắc phải (Phần 1)

Đĩa DVD Make Friends with Autism được bác sĩ Quỳnh Trang và CLB Sống cùng tự kỷ mua bản quyền và chuyển ngữ sang Tiếng Việt

Tại sao rối loạn tự kỷ thường được phát hiện trễ?
Các biểu hiện của chứng tự kỷ thường bộc lộ sớm trong 3 năm đầu đời, tuy nhiên một số dấu hiệu của tự kỷ cũng là dấu hiệu của tình trạng chậm nói, chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển toàn diện hoặc điếc. Do đó, việc chẩn đoán và xác định tự kỷ cho trẻ thường phải sau 3 tuổi. Tuy nhiên, rối loạn tự kỷ được phát hiện và can thiệp càng sớm, kết quả thu được càng cao.

Bên cạnh đó, theo bác sĩ Quỳnh Trang, một lý do dẫn đến nhiều trường hợp trẻ tự kỷ được phát hiện và can thiệp chậm trễ là do phản ứng tự phủ nhận của người nhà khi mà nhận thức của các bậc cha mẹ tại Việt Nam về chứng rối loạn tự kỷ còn hạn chế và không ai muốn nghĩ rằng con mình mắc phải tình trạng này.

Thông tin cho bạn
Lưu ý rằng mỗi trẻ tự kỷ cần có chương trình can thiệp riêng biệt, vì thế, khi nghi ngờ trẻ mắc chứng tự kỷ, người nhà cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và can thiệp sớm.

Ngoài ra, phụ huynh có thể tham gia khóa học tại bệnh viện Nhi đồng I để có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ tự kỷ. Khóa học được tổ chức 3 tháng 1 lần và kéo dài trong 2 ngày.

Phụ huynh có những thắc mắc liên quan tới chứng rối loạn tự kỷ có thể tìm tới các địa chỉ sau để được hỗ trợ:

  • Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục trẻ khuyết tật Thành Phố Hồ Chí Minh
    Địa chỉ: 108 Lý Chính Thắng, Quận 3, TP.HCM
    SĐT: (08) 38 483 612
  • Câu lạc bộ Sống cùng tự kỷ
    Email: [email protected]
    Địa chỉ: 40A Yên Đỗ, Phường 1, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
    Hotline: 09 18 07 53 73, gặp anh Thái Thuận Hào, Phó CLB

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: