Sai lầm của mẹ khiến con chậm lớn

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp là nhân tố thúc đẩy sự phát triển cả về tinh thần và thể chất của trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Biết được điều này, mẹ nào cũng cố gắng dành cho con một chế đọ dinh dưỡng "ưu tú" nhất. Tuy nhiên, đôi khi chính sự quan tâm quá mức của mẹ đã vô tình khiến con kém phát triể

Share this Post:
Nuôi dạy con

Sai lầm của mẹ khiến con chậm lớn

Con “chăm” ăn nhưng vẫn chậm lớn? Có phải nguyên nhân do mẹ không nhỉ?

1/ Ép con ăn quá nhiều

Tâm trạng lúc nào cũng lo lắng con bị suy dinh dưỡng nên nhiều mẹ thường có xu hướng bắt ép, thậm chí nhồi nhét con ăn quá mức cần thiết. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, khi bị bắt ăn quá mức, cơ thể bé sẽ sản sinh cortisol, làm tăng nhịp tim, huyết áp và lượng đường trong cơ thể. Đồng thời cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng, và ngược lại càng khiến bé trở nên còi cọc hơn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc bắt ép trẻ ăn liên tục cũng là nguyên nhân khiến bé mất cảm giác cân bằng giữa trạng thái đói- no, từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ em.

2/ Ăn uống không khoa học

Thường xuyên chế biến nhiều món ăn dinh dưỡng cho bé nhưng con vẫn trong tình trạng còi cọc mãi không lớn? Nếu vậy, mẹ nên kiểm tra lại khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của bé đi nhé!

Có thể bạn không biết, nhưng một số món khi được kết hợp với nhau sẽ loại trừ bớt các chất dinh dưỡng có trong nó, và hậu quả rằng mặc dù ăn khá nhiều nhưng bé vẫn không hấp thụ được những dưỡng chất cần thiết. Chẳng hạn, trong khi vitamin C giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ sắt của cơ thể thì can-xi là nhân tố cản trở sự hấp thụ sắt. Tương tự, trong dưa leo có hoạt chất phân giải vitamin C, và khi được chế biến cùng với cà chua, hoạt chất này sẽ phá hủy hết lượng vitamin C có trong cà chua.

Sai lầm của mẹ khiến con chậm lớn

Những con số chuẩn về dinh dưỡng cho bé 1 tuổi
Bước sang 1 tuổi, ngoài bú mẹ, trẻ bắt đầu tập ăn và làm quen với thế giới dinh dưỡng đa dạng và phong phú. Làm sao để biết bé cưng được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để phát triển toàn diện? Mẹ đừng bỏ qua những con số chuẩn sau về dinh dưỡng cho bé 1 tuổi nhé!

3/ Không cho con ăn mỡ động vật

Với suy nghĩ các loại dầu thực vật sẽ giúp bé cưng bổ sung 2 loại chất béo cần thiết cho sự phát triển của não là omega-3 và omega-6, mẹ chuyển hẳn sang dùng dầu thực vật và “cấm tiệt” nguồn chất béo từ các loại mỡ động vật.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỡ động vật cũng là một trong những nguồn chất béo cần thiết, cung cấp lipit để cấu thành nên các bộ phận của cơ thể, và đảm nhận một phần nào lượng cholesterol có lợi. Thậm chí, theo các chuyên gia, trong quá trình ăn dặm của bé, mẹ nên cân bằng tỷ lệ giữa lượng mỡ động vật và dầu thực vật để con phát triển tốt nhất.

4/ Lạm dụng các loại gia vị khi chế biến thực phẩm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, về bản chất, bột nêm và mì chính (bột ngọt) đều là chất điều vị, và không chứa một hàm lượng dinh dưỡng nào. Ngoài ra, việc nêm quá nhiều muối hoặc nước mắm vào món ăn của bé cũng không cần thiết. Ngược lại, việc ăn quá mặn còn gây hại cho sự phát triển thận của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

5/ Cho bé ăn quá nhiều thịt

Đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên, việc “nạp” quá nhiều đạm từ động vật lại là nguyên nhân khiến não của trẻ phản ứng chậm chạp hơn bình thường. Vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, thay vì cho con ăn 7 ngày toàn thịt, mẹ nên thay đổi thành 4 ngày thịt và 3 ngày cá. Không chỉ là nguồn cung cấp đạm phong phú, hàm lượng chất béo trong cá cũng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của con. Mẹ nhớ đừng bỏ qua nguồn dưỡng chất này nhé!

Sai lầm của mẹ khiến con chậm lớn

Tất tần tật về chất đạm cho bé
Có những nhóc tỳ sẽ luôn từ chối các món thịt hay cá và vấn đề bổ sung chất đạm trở thành một thử thách cho các bà mẹ. Nếu bạn đang đối mặt với khó khăn này, thử tìm cho mình một giải pháp qua những gợi ý dưới đây nhé

6/ Chế độ dinh dưỡng “dư thừa” rau xanh

Cung cấp một lượng chất xơ và hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, rau xanh và các loại trái cây là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con. Không chỉ vậy, chất xơ trong các loại rau còn được xem là một “phương thuốc” ngăn ngừa nguy cơ béo phì ở trẻ em.

Mặc dù có “công dụng” thần kỳ, nhưng việc “nạp” quá nhiều chất xơ trong thực đơn mỗi ngày sẽ khiến bé no nhanh, và no lâu. Từ đó, hạn chế khả năng bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ những nguồn khác, khiến bé thiếu lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển trong những năm đầu đời.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Món ăn dặm dinh dưỡng cho bé: Cháo thịt với rau muống
  • Làm thế nào để bổ sung dinh dưỡng cho bé?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: