Sự tích Tết Trung Thu - Đêm rằm trăng tròn nhất năm

Tết Trung Thu diễn ra vào ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm và có nguồn gốc từ rất xa xưa. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều biết sự tích Tết Trung Thu cũng như ý nghĩa của ngày đặc biệt này.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Sắp tới ngày đêm rằm trăng tròn nhất năm – rằm Trung Thu. Đây cũng là lúc các bà, các mẹ tranh thủ kể lại cho bé nghe về sự tích Tết Trung Thu.

Có thể nói, Tết Trung Thu là ngày mà tất cả mọi trẻ em đều trông đợi nhất trong năm. Bởi lẽ vào ngày này trẻ em sẽ được người lớn tặng đồ chơi, ăn bánh trung thu, xem múa lân… Không chỉ vậy, đây còn là ngày đoàn viên của tất cả mọi thành viên trong gia đình, là thời điểm để mọi người thể hiện sự quan tâm, yêu thương lẫn nhau.

Sự tích Tết Trung Thu

Tết Trung Thu đã có cách đây hàng ngàn năm và đến tận bây giờ nguồn gốc thật sự của ngày Tết Trung Thu vẫn còn là một ẩn số đối với mọi người. Nhưng có những câu chuyện kể Tết Trung thu rất huyền thoại và ly kỳ để lý giải cho chúng ta biết vì sao lại có ngày đặc biệt này trong năm.

Sự tích Tết Trung Thu - Đêm rằm trăng tròn nhất năm

Sự tích Tết Trung Thu là câu chuyên mà nhiều mẹ chọn kể cho bé vào dịp rằm tháng 8

Tết Trung Thu không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn có ở nhiều nước khác trong khu vực Đông Nam Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên. Tại Việt Nam có hai nguồn gốc liên quan đến ngày Tết Trung Thu đó là ảnh hưởng từ nền văn hoá của Trung Hoa và nền văn minh lúa nước của Việt Nam. Được thể hiện qua ba câu chuyện phổ biến nhất: Hằng Nga – Hậu Nghệ; Vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng; Sự tích chú Cuội.

Mặc dù mỗi câu chuyện đều có những nội dung khác nhau nhưng mục đích chung vẫn là giải thích nguồn gốc của ngày tết Trung Thu. Do đó, mẹ có thể kể một hoặc tất cả các sự tích Tết Trung Thu cho bé nghe, mẹ nhé! Với mẹ đang mang thai cũng có thể kể bé nghe như một cách tâm sự, trò chuyện.

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Theo người xưa, hình ảnh mặt trăng tròn, trăng khuyết hay ánh sáng của mặt trăng có sự liên kết với những nỗi niềm của con người như: Sự hạnh phúc, nỗi buồn, sự đoàn tụ…

Không phải ngẫu nhiên mà ngày rằm tháng tám âm lịch lại được chọn là ngày để tổ chức Tết Trung Thu. Vì thời điểm này mặt trăng sỡ hữu một vẻ đẹp hoàn mỹ nhất, trăng Trung Thu rất to, tròn, nằm ở vị trí cao nhất và ánh sáng cũng rực rỡ nhất so với những ngày rằm khác. Ngoài ra, đây cũng là thời gian cuối mùa vụ canh tác chính nên người nông dân cũng có nhiều thời gian hơn, nhàn rỗi hơn để tổ chức lễ hội.

Sự tích Tết Trung Thu - Đêm rằm trăng tròn nhất năm

Bánh Trung Thu thường dùng với trà nóng vào mỗi dịp gia đình quây quần ngắm trăng rằm

Chính vì vậy, ngày Tết Trung Thu với hình ảnh mặt trăng sáng và tròn là biểu tượng cho sự sum họp, hạnh phúc. Tất cả các thành viên trong gia đình dù bận rộn đến mấy nhưng vào ngày này vẫn cố gắng dành nhiều thời gian để đoàn tụ, quây quần bên gia đình.

Ông bà, cha mẹ sẽ chuẩn bị những mâm cỗ Trung Thu trước là tưởng nhớ đến tổ tiên sau đó là để cho các con cháu cùng nhau vui mừng. Mâm cỗ mừng được bày biện gồm có bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi và các loại trái cây khác.

Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người thể hiện sự biết ơn, quan tâm đến họ hàng, bạn bè, hàng xóm láng giềng một cách cụ thể nhất. Bằng những lời thăm hỏi, chúc mừng hay tặng bánh, trà để thể hiện lòng thành.

Tết Trung Thu – Tết của trẻ em

Không chỉ có người lớn mà dần dần trẻ em trở thành những “nhân vật” chính trong ngày Tết Trung Thu. Có thể nói, trẻ em sẽ là người hạnh phúc nhất khi được nhận nhiều quà từ bố mẹ, anh chị. Đặc biệt nhất chính là lồng đèn Trung Thu với nhiều hình dáng khác nhau như đèn ông sao, đèn kéo quân…

Ngoài ra, đây còn là ngày “đặc cách” của các bé khi được ăn thỏa thích các loại bánh kẹo, trái cây, điều mà thường ngày không được phép ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, các bé còn được người lớn dẫn đi chơi, đi rước đèn, tham gia ca múa hát, xem múa lân. Hoặc, có thể tự thành lập một đội lân nhí để múa cho mọi người xem.

Sự tích Tết Trung Thu - Đêm rằm trăng tròn nhất năm

3 kiểu lồng đèn Trung Thu cực "chất" cho bé
Chỉ với vài dụng cụ đơn giản, một chút công sức và bài viết hướng dẫn chi tiết cách làm lồng đèn trung thu sau đây, mẹ và bé cưng đã có thể cùng nhau làm nên chiếc đèn lồng độc đáo cho dịp Trung Thu năm nay

Tết Trung Thu là một nét văn hóa của Việt Nam mang một ý nghĩa sâu sắc. Do đó, ngoài việc kể về sự tích Tết Trung Thu mẹ nên giải thích cho bé hiểu về những giá trị của ngày đặc biệt này: Là ngày của sự yêu thương, báo hiếu, đoàn viên và là ngày thể hiện những nghĩa cử cao đẹp khác.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: