Táo bón và những điều mẹ cần biết

Biếng ăn, chậm tăng cân thậm chí dẫn đến suy dinh dưỡng là những hậu quả mà táo bón có thể gây ra cho bé cưng của bạn. MarryBaby sẽ mách cho bạn "tất tần tật" mọi thông tin về căn bệnh khó chịu này

Share this Post:
Nuôi dạy con

Làm thế nào để biết con bị táo bón?

Khi bé đang trong độ tuổi chập chững biết đi thì không có một con số hay khoảng cách chính xác giữa các lần đi tiêu của bé. Bạn chỉ nên xét theo thói quen bình thường hàng ngày của bé. Bé có thể đi ngoài sau mỗi bữa ăn hoặc một hai ngày sau đó hoặc có thể dài hơn giữa các lần đi tiêu. Cách đi tiêu của bé phụ thuộc vào việc bé ăn và uống gì, vận động như thế nào và tốc độ tiêu hóa cũng như đi tiêu ra sao.

Những dấu hiệu bạn cần chú ý:

– Số lần đi tiêu ít, đặc biệt khi bé không đại tiện từ 4 ngày trở lên và cảm thấy khó chịu khi đi.

– Phân rắn, khô và khó rặn.

– Phân trong tả, trong bô hoặc quần của bé rất lỏng. Phân lỏng có thể đi qua phân cứng ở ruột dưới và ra ngoài ở dạng phân lỏng trong tả hoặc quần bé. Nếu thấy dấu hiệu này, đừng nghĩ rằng bé bị tiêu chảy, rất có thể đó là dấu hiệu của táo bón đấy.

Tại sao con tôi bị táo bón?

Ăn quá ít chất xơ: Nếu bé ăn nhiều sữa, pho mát, sữa chua hoặc bơ đậu phộng và không đủ rau quả, ngũ cốc có thể sẽ bị bón.

Sợ ngồi bô: Nếu con bạn bị áp lực phải tập ngồi bô thì có thể bé sẽ nín nhịn. Nếu bé có dấu hiệu căng thẳng khi phải đi tiêu như gồng mình, uốn cong lưng và mặt đỏ lên nhưng phân lại không ra được thì bé có thể sẽ nín nhịn.

Táo bón và những điều mẹ cần biết

Massage cho bé cũng là cách giúp con tránh táo bón

Đừng tạo áp lực để buộc bé ngồi bô khi bé chưa sắn sàng. Ép bé tập ngồi bô có thể làm bé sợ hoặc phản kháng và có khả năng sẽ nín nhịn đi tiêu. Thay vào đó, bạn nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần của bé, tạm dừng tập đi bô và tập lại khi nào bạn thấy bé đã sẵn sàng.

Khuyến khích bé dùng bô ngay khi bé có nhu cầu đi vệ sinh. Nếu bé nói chưa muốn đi thì hãy thử cho bé ngồi bô từ 5 đến 10 phút sau khi ăn sáng và ăn tối. (Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể sẽ không nhận thức được trực tràng đã căng đầy). Cố gắng làm bé thoải mái bằng cách đọc sách trong khi bé đang ngồi bô. Đừng ép buộc bé ngồi nếu bé không thích, hoặc bé sẽ nghĩ việc tập đi bô như một hình phạt.

Nói chuyện với bác sĩ của bé về phương pháp điều trị: Có thể họ sẽ kê cho bé các loại thuốc giúp làm mềm phân, thuốc bôi trơn như dầu khoáng, thuốc đạn đặt ở hậu môn hoặc thuốc nhuận tràng. Thỉnh thoảng bạn có thể đặt thuốc cho con, nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì bé có thể sẽ bị phụ thuộc vào nó để đi tiêu.

Táo bón và những điều mẹ cần biết

Chẩn bệnh cho con qua chất thải
Với trẻ nhỏ có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, việc “ăn gì ra nấy” sẽ để lại nhiều dữ kiện có ích cho các bậc cha mẹ dễ dàng đoán biết tình trạng sức khoẻ của con.

Lưu ý: Nếu con bạn nín nhịn đi tiêu thì cách điều trị bằng thuốc đạn hoặc thuốc xổ có thể làm bé khó chịu. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp điều trị này.

Nếu bé đi ngoài phân khô và rắn làm vùng da nhạy cảm gần lỗ hậu môn (bạn có thể nhìn thấy những vết nứt, gọi là nứt hậu môn hoặc một chút máu), bạn có thể thoa kem dưỡng lô hội để liền vết nứt. Nhớ nói với bác sĩ về các vết nứt này.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: