Tập cho bé ăn dặm: Lưu ý chi tiết cho từng giai đoạn

Chỉ trong vòng 6 tháng ngắn ngủi, việc tập cho bé ăn dặm sẽ trải qua 4 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn, mẹ lại cần lưu ý những điểm khác biệt để giúp con làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau, đón nhận nhiều hương vị phong phú vào "thế giới vị giác" của mình.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Theo các chuyên gia, từ 4 đến 6 tháng là giai đoạn thích hợp nhất để khởi đầu việc ăn dặm. Tuy có rất nhiều cách khác nhau để tập cho bé ăn dặm, từ ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé tự chỉ huy cho đến kiểu truyền thống hay kết hợp, mẹ và bé sẽ luôn trải qua 4 giai đoạn với những nhóm thực phẩm và những lưu ý khác nhau: Giai đoạn 1 khi bé từ 4 đến 6 tháng, giai đoạn 2 khi bé từ 6 đến 8 tháng, giai đoạn 3 khi bé từ 8 đến 10 tháng và giai đoạn 4 khi bé từ 10 đến 12 tháng.

Ăn dặm giai đoạn khởi đầu: 4-6 tháng

Mẹ nhớ quan sát những dấu hiệu sẵn sàng để tập cho bé ăn dặm như:

  • Bé có thể ngồi ăn và giữ thẳng cổ
  • Bé không còn phản xạ đẩy lưỡi ra khi có thức ăn trong miệng
  • Bé rất háo hức trước các loại thực phẩm.

Món ăn đầu tiên trong thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng nên là gạo, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, sữa yến mạch… Và đó cũng là lựa chọn an toàn nhất cho giai đoạn bắt đầu ăn dặm.

Sữa mẹ vẫn là “món ăn” chính của bé 4-6 tháng.

Mỗi ngày, bé được ăn dặm 1 lần với số lượng chỉ 1 đến vài thìa, tùy theo mức độ thèm ăn của bé.

Bắt đầu bằng những thìa thức ăn loãng, sau đó khi bé đã quen thì mẹ tăng dần độ đặc lên.

Khi bé con đã biết nhấm và nuốt các loại gạo và ngũ cốc thành thạo, đó là lúc mẹ giới thiệu đến bé các loại thức ăn khác như rau và trái cây.

Tập cho bé ăn dặm: Lưu ý chi tiết cho từng giai đoạn

Ăn dặm kiểu Nhật: Thực đơn cho trẻ 5-6 tháng tuổi
Mỗi ngày một lần, thực đơn ăn dặm của bé sẽ bắt đầu với một muỗng nhỏ cháo loãng, sau đó sẽ tăng dần số lượng khi bé quen dần. Còn gì nữa nhỉ? Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5-6 tháng tuổi sẽ có gì đặc biệt? Tham khảo ngay mẹ nhé!

Ăn dặm giai đoạn 2: Từ 6-8 tháng

  • Mẹ chỉ nên giới thiệu 1 món mới trong mỗi lần ăn.
  • Để làm loãng thức ăn, nên sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Nên khởi đầu với những loại rau, củ, quả có vị nhẹ nhàng, dễ ăn như táo, lê…
  • Cho bé ăn trái cây nghiền thật nhuyễn. Đối với rau củ cũng vậy.
  • Nhớ rây kỹ các loại trái cây nghiền để loại bỏ hạt.
  • Cần lột vỏ những loại quả, củ có vỏ dầy và xơ cứng.
  • Khi bé bước sang tháng thứ 7, mẹ cũng nên bổ sung thêm thịt vào bữa ăn của bé.
  • Ngũ cốc bé có thể ăn trong giai đoạn này: Gạo, gạo lứt, yến mạch, bắp…
  • Bé có thể ăn các loại củ như khoai lang, khoai tây.
  • Các loại rau thích hợp cho bé: Đậu, cà rốt, bí đỏ, cà chua, súp lơ, bí ngòi, rau mùi…
  • Các loại thịt: Thịt bò, thịt cừu, thịt gà.
  • Số bữa ăn trong ngày: 2 đến 3 bữa.

Tập cho bé ăn dặm: Lưu ý chi tiết cho từng giai đoạn

Bảo quản thức ăn dặm bằng cách trữ đông giúp mẹ tiết kiệm thời gian nấu nướng cho bé

Ăn dặm giai đoạn 3: Từ 8 đến 10 tháng

  • Đến giai đoạn này mẹ đã có thể kết hợp 2 món khác nhau khi tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, luôn kết hợp 2 món mà bé đã từng ăn và không bị dị ứng, mẹ nhé.
  • Đến thời điểm này, bé cũng có thể làm quen với các kết cấu thức ăn đặc, lẩn sẩn nên mẹ không cần nghiền thực phẩm quá nhuyễn nữa.
  • Bé chấp nhận các loại thực phẩm chưa quen thuộc lắm trước đây như thịt bò, súp lơ… cũng là một dấu hiệu đáng để mẹ vui mừng.
  • Bé cũng đã sẵn sàng để làm quen với các loại thức ăn mới: Cá và trứng. Mẹ nhớ theo dõi con có bị dị ứng không nhé. Nên trao đổi thêm với bác sĩ nếu bé xuất hiện những triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, mắt sưng và chảy nước mắt…
  • Số bữa ăn trong ngày: 2 đến 3 bữa.

Ăn dặm giai đoạn 4: Từ 10 đến 12 tháng

  • Cắt thức ăn thành những miếng thật nhỏ hoặc mài, băm thay vì nghiền nhuyễn như trước đây.
  • Đồ ăn cần được nấu mềm để bé dễ dàng nhai khi chưa mọc đủ răng.
  • Mẹ tiếp tục theo dõi phản ứng dị ứng thực phẩm mỗi khi giới thiệu cho con một loại thực phẩm mới.
  • Những loại thực phẩm có tính a-xít như cam, chanh nên được giới thiệu nhưng không cần nóng vội.
  • Trái cây bé có thể ăn ở tuổi này: Đào, kiwi, dâu, cam, cherries, sơ-ri, bưởi, nho…
  • Rau cho bé: Bé có thể ăn hầu hết các loại rau ở giai đoạn 1 tuổi.
  • Số bữa ăn trong ngày: 2 đến 3 bữa kèm theo 1 đến 2 bữa phụ.

Tập cho bé ăn dặm: Lưu ý chi tiết cho từng giai đoạn

Thực đơn cho bé 1 tuổi cho 1 tuần đầy hương vị
Chuẩn bị thực đơn cho bé 1 tuổi không chỉ giúp mẹ dễ dàng sắp xếp chế độ ăn của bé, giúp con làm quen với nhiều loại thực phẩm và hương vị khác nhau mà còn đảm bảo bé yêu có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Những món ngon dưới đây sẽ là ứng cử viên sáng giá để mẹ bổ sung vào bộ sưu tập thực đơn cho...

Những loại thực phẩm cần tránh khi tập cho bé ăn dặm

Trẻ em dưới 1 tuổi không nên ăn những loại thực phẩm dưới đây:

  • Mật ong
  • Sữa bò tươi hoặc sữa thanh trùng, tiệt trùng
  • Các loại hải sản có vỏ như sò, ốc.

Tập cho bé ăn dặm là cả một quãng đường dài, đi qua nhiều giai đoạn khác nhau. Với mỗi giai đoạn, mẹ sẽ là người đồng hành cùng con trải qua những bước điều chỉnh, thay đổi để dần dần làm quen với việc ăn uống thực phẩm và giảm dần lượng sữa trong chế độ dinh dưỡng của bé.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: