Tay chân miệng và những câu hỏi thường gặp

Không như nhiều mẹ lầm tưởng rằng một khi trẻ đã mắc tay chân miệng một lần thì sẽ không bao giờ mắc lại, bệnh này hoàn toàn có thể tái đi tái lại nhiều lần trong mỗi đợt bệnh cho tới khi trẻ được 5 tuổi và đủ kháng thể phòng bệnh. Mẹ đã biết những gì về căn bệnh thường gặp và có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ này?

Share this Post:
Nuôi dạy con

Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng?

Tay chân miệng là bệnh do các virus thuộc nhóm Enterovirus mà chủ yếu là Coxsackie gây ra. Đặc biệt nếu trẻ nhiễm virus Enterovirus 71 thì nguy cơ gặp biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi,… dẫn đến tử vong là rất cao. Đây là bệnh lây lan nhanh qua đường miệng khi trẻ lành vô tình nuốt phải các phân tử nước bọt hoặc nước mũi chứa virus của trẻ bệnh được phát tán trong không khí. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ mắc bệnh nếu chạm tay vào những đồ vật đã “dính” virus, sau đó đưa tay vào miệng. Như vậy, chỉ cần trong lớp học hoặc khu phố có một bé bị tay chân miệng và bé hắt hơi hoặc ho, khả năng các trẻ xung quanh bị lây bệnh là rất cao.

Các triệu chứng bệnh tay chân miệng?

Một trong những lý do khiến bệnh tay chân miệng trở nên nguy hiểm là vì các triệu chứng ban đầu của bệnh không đặc trưng, bao gồm: sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, sau đó là xuất hiện vết loét ở miệng, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối và có thể kèm theo những nốt nhỏ màu đỏ. Đây là những dấu hiệu của nhiều bệnh thông thường ở trẻ nhỏ nên dễ bị bố mẹ xem nhẹ, không cho trẻ đi khám bệnh mà tự ý dùng thuốc. Có nhiều người khi thấy con quấy khóc, than đau miệng, bỏ ăn hoặc hay đưa tay chỉ vào miệng lại nghĩ con đang trẻ mọc răng chứ không biết trẻ đã mắc phải tay chân miệng.

Tay chân miệng và những câu hỏi thường gặp

Sốt là dấu hiệu của nhiều bệnh bao gồm tay chân miệng

Làm thế nào phát hiện sớm biến chứng của bệnh?

Hầu hết bệnh nhi tay chân miệng được chỉ định chăm sóc tại nhà, do đó, bên cạnh việc chăm sóc trẻ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bố mẹ cũng cần chú ý quan sát các biểu hiện của biến chứng để đưa con nhập viện kịp thời vì các biến chứng nói trên có thể diễn tiến rất nhanh và gây tử vong trong vòng 24 giờ. Nếu trẻ có các triệu chứng co giật, khó thở, sốt cao liên tục, đứng ngồi không vững, run tay khi cầm nắm đồ vật thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Điều cần đặc biệt cẩn thận là các biến chứng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bóng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng?

Bệnh chưa có thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng ngừa nên cách cơ bản nhất để phòng bệnh là giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay cho con thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, khi ra ngoài phải mang khẩu trang y tế. Bên cạnh đó còn cần giữ vệ sinh môi trường và diệt khuẩn cho tất cả những vật dụng mà bé có thể tiếp xúc với bàn tay, đặc biệt là vệ sinh đồ chơi, bình sữa và sàn nhà. Lưu ý rằng trẻ có thể nhiễm virus tay chân miệng từ chính cô bảo mẫu hoặc bố mẹ, do đó, bản thân những người lớn chăm sóc trẻ cũng cần giữ vệ sinh cẩn thận cho đôi bàn tay của mình.

Tay chân miệng và những câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để vệ sinh đồ chơi cho bé?
Đồ chơi trẻ em để lâu ngày sẽ rất dơ và chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho bé. Vì vậy, việc thường xuyên vệ sinh chúng là rất cần thiết để giúp con bạn tránh tiếp xúc với các vi trùng và siêu vi trùng truyền bệnh tiềm ẩn. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn vệ sinh đồ chơi cho bé dễ dàng và hiệu...

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: