Thay tã như chuyên gia

Một chiếc tã bẩn có thể không phải vấn đề làm bé cảm thấy quá nghiêm trọng. Đối với mẹ cũng vậy, thật dễ dàng để giúp bé yêu sạch sẽ và khô ráo với những bước thay tã khéo léo như một chuyên gia thứ thiệt. Bạn chỉ cần chú ý những điều nên và không nên làm dưới đây mà thôi!

Share this Post:
Nuôi dạy con

8 điều mẹ nên làm khi thay tã

Đầu tiên, bạn nên thay tã cho bé thường xuyên. Đối với trẻ sơ sinh, số lượt thay có thể lên đến 10 lần một ngày. Đừng chỉ phụ thuộc vào khứu giác của mình để xác định thời điểm cần thay tã mà nhẹ nhàng vỗ vào tã để đánh giá độ đầy hay nặng. Một cách khác, đó là mẹ có thể nhẹ nhàng kéo cạp tã, nhìn vào bên trong nhằm đảm bảo rằng bé yêu vẫn đang sạch sẽ và khô ráo.

Tiếp đến, chọn một địa điểm an toàn khi thay tã. Có thể là trên một cái bàn hoặc đặt một miếng đệm trên sàn nhà, giường hay ghế sofa. Bất cứ nơi nào bạn chọn để thay tã cho bé cũng nên ở gần các vật dụng cần thiết (tã sạch, khăn ướt cho trẻ, khăn lau mềm, thuốc mỡ chống hăm).

Bạn cầm đồ chơi hoặc lúc lắc trên tay, hoặc treo món đồ bắt mắt trên bàn thay tã để thu hút sự chú ý và có thể thoải mái thay tã cho bé.

>> Tham khảo thêm: 9 mẹo giúp việc thay tã trở nên dễ dàng hơn

Việc  rửa tay sau mỗi lần thay tã giúp ngăn chặn sự lây lan của vi trùng. Nếu bạn không thể đến bồn rửa để rửa tay với xà phòng và nước, nên sử dụng dung dịch rửa tay hoặc khăn ướt của em bé.

Trước khi mặc tã mới, bạn cần lau sạch bộ phận sinh dục, mông và bẹn của bé. Luôn lau từ trước ra sau, đặc biệt khi thay tã cho bé gái. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ở đường tiết niệu.

Bạn nên nhanh chóng mặc tã sạch sau khi gỡ bỏ chiếc tã bẩn, đặc biệt nếu bạn có con trai. Điều đó sẽ giữ cho bạn, khu vực thay tã và quần áo của bé không bị ướt nếu bé yêu bất ngờ tè trước khi bạn kịp thay tã sạch cho con.

Ngoài ra, nên hướng dương vật của bé trai xuống dưới để ngăn chất thải rò rỉ xung quanh vòng eo.

Trong lúc thay tã, bạn cũng đồng thời nhận biết các dấu hiệu của chứng hăm tã: da bị rát, đỏ lên và nổi các đốm mụn nhỏ màu đỏ. Nếu những triệu chứng này xuất hiện trên khu vực mặc tã của bé, bạn cần thận trọng, nên thay tã thường xuyên và dùng loại kem chống hăm chứa oxit kẽm để tạo ra một rào cản giữa da và chỗ bị ướt của em bé. Nếu chứng hăm tã xảy ra thường xuyên, kéo dài hơn hai hoặc ba ngày, kèm theo sốt, hoặc có vẻ đặc biệt nghiêm trọng, nên nhờ bác sĩ kiểm tra.

3 điều bạn nên tránh

Đừng đóng tã quá chặt. Nếu tã để lại dấu hằn xung quanh thắt lưng và chân của bé, đó là dấu hiệu cho thấy nó đang chặt quá và có thể khiến làn da non nớt bị tổn thương.

Không nhất thiết phải sử dụng bột phấn em bé, nó không quá cần thiết và có thể gây nguy hiểm nếu bé hít phải. Thay vào đó, dùng thuốc mỡ chống hăm tã hoặc vaseline để dưỡng ẩm.

Mẹ cũng đừng bao giờ để bé yêu trên bàn thay tã nằm ngoài tầm giám sát của ba/mẹ hoặc trên bất kỳ bề mặt nào khác không phải  sàn nhà. Bạn đâu biết chính xác thời điểm bé con của mình sẽ lật lần đầu tiên, phải không nào!

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: