Thời điểm nói lời tạm biệt tã giấy

Tập ngồi bô là một cột mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển của bé. Điều này vừa đáng mong chờ vừa đáng sợ với các phụ huynh khi phải tập cho cục cưng chuyển từ giai đoạn kết thân với tã sang mặc quần lót. Ba mẹ cần kiên nhẫn chờ đến khi bé sẵn sàng sẽ khiến bước chuyển tiếp này nhẹ nhàng hơn. Bạn nhớ chú ý các dấu hiệu nhận biết thời điểm tốt để giúp bé nói lời tạm biệt với tã giấy nhé!

Share this Post:
Nuôi dạy con

Dấu hiệu sẵn sàng về thể chất

Dấu hiệu 1: Số lượt cần thay tã ít hơn trong một ngày, dù tã có xu hướng nặng hơn. Điều này cho thấy bé nhà bạn giảm số lượng và tăng “chất lượng” khi đi tiểu nhiều hơn trong một lần, so với nhiều lần đi tè lắt nhắt cả ngày trước đó. Nó là dấu hiệu chứng tỏ bé đã tăng cường khả năng kiểm soát bàng quang.

Dấu hiệu 2: Quan sát xem tã của bé có khô, sạch vào buổi sáng hoặc sau các giấc ngủ ngắn ban ngày không. Một lần nữa, đây là dấu hiệu khả năng kiểm soát ruột và bàng quang ngày càng mạnh hơn.

Dấu hiệu 3: Chú ý các biểu hiện gia tăng trong việc nhận thức bàng quang ở trẻ. Khi bé trở nên quen thuộc hơn với yếu tố thúc giục mình, trẻ dường như bỗng nhiên đòi hỏi sự riêng tư nhiều hơn chẳng hạn bé chạy vội vào góc nhà hoặc một phòng khác để đi vệ sinh. Bé có thể ngồi xổm, gập người, làu nhàu hoặc cho thấy các dấu hiệu khác rằng bé cảm thấy nhu cầu cần bài tiết.

Dấu hiệu 4: Nếu bạn đột nhiên có thể canh đồng hồ cho giờ thay tã bẩn buổi chiều, đã đến lúc tập cho bé ngồi bô. Khả năng dự tính thời điểm bài tiết còn khiến mọi việc dễ dàng hơn khi chỉ dẫn bé đến ghế ngồi bô đúng lúc nhằm tránh việc bé đi nặng trong tã.

Dấu hiệu 5: Để ý thời điểm bé cho thấy mình quan tâm và có khả năng tự cởi đồ, đặc biệt là nếu bé có thể kéo quần xuống. Một đứa trẻ đang đánh vật với chiếc quần của mình nhiều khả năng đang gặp “tai nạn” bực bội và sắp bỏ lỡ ghế bô.

Dấu hiện sẵn sàng về cảm xúc và nhận thức

Dấu hiệu 1: Ghi lại khả năng làm theo những hướng dẫn của trẻ. Kiểu hiểu biết liên quan đến nhận thức về những gì bạn đang bảo con làm là rất quan trọng để bé biết cách sử dụng chiếc bô.

Dấu hiệu 2: Nói chuyện với con và đảm bảo bé hiểu được vốn từ thiết yếu cần dùng cho chuyện tập ngồi bô. Nếu bé không hiểu những gì mẹ đang đề cập khi bạn hướng dẫn con “tè vào chiếc bô dành riêng cho bé”, có khả năng bé không nắm bắt nổi bài học tập ngồi bô.

Dấu hiệu 3: Theo dõi sự quan tâm ngày càng tăng đến các hành vi trong nhà tắm của người khác ở bé yêu. Có thể bé sẽ đi theo mẹ hoặc ba để xem có điều gì xảy ra trên bồn cầu. Cục cưng còn thể thể để ý và bắt chước hành động của bạn. Điều này khiến bé dễ biến tấu các hoạt động của bạn trên “chiếc bô lớn” thành hành vi riêng của bé với chiếc bô nhỏ.

Dấu hiệu 4: Động viên con bằng lời khen từ bạn. Điều này sẽ khuyến khích bé sử dụng chiếc bô thường xuyên và thành thạo hơn.

Dấu hiệu 5: Để ý các dấu hiệu khi bé không thích cảm giác mặc tã ướt hoặc bẩn, vì có khả năng bé đang bắt đầu tạo nên sự kết nối giữa chuyện đi tè với cảm giác ẩm ướt. Trẻ có thể diễn đạt thành lời, thỉnh thoảng với giọng điệu đầy tự hào như “Con tè rồi” khi đi đến phòng tắm và tỏ ra nhẹ nhõm hay vui vẻ sau khi bạn thay tã cho con.

Mách bạn: Nếu bắt đầu tập cho bé ngồi bô, chỉ cần bạn nhận ra con đang từ chối hoạt động này hoặc giảm khả năng kiểm soát bàng quan hay đi nặng ít hơn bạn nghĩ, có lẽ lúc này chưa phải là thời điểm thích hợp. Sẽ dễ dàng hơn cho tất cả khi trở lại với tã và chờ thêm vài tháng nữa trước lúc thử lại chuyện ngồi bô.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: