Thuyết phục con ăn: Khó hay dễ?

Bạn có nghĩ rằng bé hoàn toàn chán ngán khi nghe mình liệt kê những tác dụng sức khỏe của đồ ăn? Bé cũng sẽ tận dụng không thương tiếc lời nài nỉ "Ăn thêm một miếng" để đòi hỏi quyền lợi cho mình

Share this Post:
Nuôi dạy con

Không giành quyền kiểm soát trong ăn uống

Đừng biến bữa ăn thành một “lớp huấn luyện” kỹ năng thương lượng. Không thể dùng bánh kẹo, nước ngọt hay lời hứa đi chơi công viên để bé chịu ăn thêm một vài miếng. Đồng thời, bạn cũng cần hết sức tránh việc to tiếng nạt nộ, phạt con chỉ vì bé không chịu ăn. Tất cả những điều này sẽ tạo ra một cuộc tranh giành quyền quyết định trên bàn ăn, không tạo ra bất kỳ lợi ích nào về mặt dinh dưỡng cho bé.

Thuyết phục con ăn: Khó hay dễ?

Tinh thần không thoải mái thì bé cũng khó có thể ăn uống một cách ngon lành

Để con chịu ăn nhiều hơn, bạn nên kiên trì giới thiệu với bé những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời duy trì sự vui vẻ trong những bữa cơm gia đình. Ngoài ra, đừng quên áp dụng những mẹo dưới đây:

1. Cho bé ăn vừa đủ nhu cầu: Các bậc cha mẹ thường có khuynh hướng cho con ăn quá nhiều so với nhu cầu thực tế. Với những thực phẩm mà bé không quen thuộc hoặc không thích thú, 1-2 thìa đã là quá nhiều.

2. Đừng nài nỉ: Không thành vấn đề nếu bạn chỉ nói “Ăn thêm một miếng nữa nào” , nhưng nếu kèm theo đó là một điều kiện như “mẹ sẽ cho con ăn kẹp chip chip” thì đó là một sai lầm lớn đấy.

3. Luôn cho trẻ ăn cùng gia đình: Hãy để bé cùng ngồi vào bàn và ăn thực đơn dinh dưỡng của cả nhà. Bạn sẽ thấy con ăn nhiều rau hơn, nhiều trái cây hơn và từ từ hình thành nên những thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe.

Thuyết phục con ăn: Khó hay dễ?

Thêm "gia vị" cho bữa cơm gia đình
Bữa cơm nhà bạn thường diễn ra như thế nào? Tất cả mọi người cùng quây quần bên bàn ăn và rộn ràng chia sẻ cùng nhau hay mỗi người một góc và việc ai nấy làm? Hãy thường xuyên tạo ra những bữa cơm gia đình đúng nghĩa để tạo cơ hội cho mọi người chia sẻ những gì mình đang làm và giúp các thành...

4. Cho bé nhiều cơ hội ăn chung với bạn bè: Bé luôn thích làm theo bạn bè. Vì vậy, muốn con ăn nhiều món ăn lành mạnh thì bạn hãy tạo cho bé nhiều cơ hội thấy bạn bè ăn những món đó.

5. Không cho bé ăn lặp đi lặp lại một món: Nhiều bé chỉ thích một món duy nhất và đây lại là một “cái bẫy” hết sức tinh vi dành cho các ông bố, bà mẹ. Họ thường có khuynh hướng liên tục nấu món ăn đó với hi vọng bé sẽ chịu ăn chút ít, vì áp lực phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như đến một ngày bé cũng chán món ăn đó? Thực ra, nếu bạn kiên trì thay đổi món thì chẳng bao lâu sau tình hình sẽ được cải thiện, bé sẽ chấp nhận một số món mới. Nếu cứ “chung thủy” với duy nhất một món ăn thì bạn đã bỏ qua cơ hội giới thiệu cho con rất nhiều món ăn thơm ngon rồi đấy.

Thuyết phục con ăn: Khó hay dễ?

"Dụ" bé cưng ăn món mới
"Mẹ ơi, con không ăn món này đâu". Câu nói này có quen thuộc với bạn không? Nhiều nhóc hoàn toàn không muốn thử món mới đâu, nhất là rau xanh. Khuyến khích bé thử món mới có thể là một điều khó khăn nhưng bạn có thể thử áp dụng những cách đơn giản sau đây

6. Kết hợp món “quen” và “lạ”: Bé sẽ không vồ vập lấy những món ăn mới ngay lập tức. Nhưng dần dần, con sẽ học được sự linh động. Rồi bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng, con chẳng từ chối bất kỳ món nào trong chén.

Bạn biết không, 80% các bé trong tuổi từ 1-3 tuổi đều được đánh giá là “biếng ăn”. Đó là do độ tuổi này không phải là tuổi phát triển nhảy vọt và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể không cao. Đừng quá lo lắng chuyện con ăn ít. Bạn chỉ cần tạo cho con nhận thức tốt về chuyện ăn uống, đó là ăn uống rất vui, rất đáng tận hưởng và có hằng hà sa số món ngon để bé khám phá trong suốt hành trình khôn lớn của mình.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: