Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và hội chứng tự kỷ

Chắc hẳn bạn đã nghe ít nhiều về những tranh cãi xung quanh việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dẫn đến hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, các thông tin hiện có đều rất khó để phân loại và nhiều khi rất khó xác định thông tin nào là chính xác.

Share this Post:
Nuôi dạy con

1. Kiểm tra các thành phần của các vaccine
Một mối lo ngại khiến nhiều người cho là nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ do tiêm phòng chính là chì và các thành phần độc hại khác trong vaccine. Mặc dù vài năm trở lại đây chì đã không còn xuất hiện trong vaccine nhưng tốt nhất bạn nên kiểm tra danh sách thành phần với bác sĩ nhi. Đừng chỉ đọc thông tin trên các tài liệu do nhà sản xuất vắc-xin phát hành và cũng đừng chỉ đọc những thông tin từ những người phản đối tiêm chủng. Nên tự nghiên cứu các thành phần khiến bạn lo lắng và yêu cầu các loại hình chủng ngừa thay thế nếu bạn có nghi ngờ về sự an toàn của bất kì thành phần nào.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và hội chứng tự kỷ

Việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh bị nghi ngờ là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng tự kỷ

2. Xem xét các yếu tố rủi ro
Có một số yếu tố rủi ro mà bạn nên xem xét khi quyết định có nên chủng ngừa cho bé hay không. Không chỉ những rủi ro của quá trình chủng ngừa mà còn là những nguy cơ nếu bé bị nhiễm một trong những căn bệnh khủng khiếp hiện đang được chủng ngừa. Những căn bệnh như bạch hầu, bại liệt, viêm gan,… đã trở nên xa lạ với chúng ta là nhờ tiêm chủng định kỳ.

Nếu bạn nghĩ đến việc loại bỏ sự bảo vệ của vaccine chống lại các bệnh này, bạn nên tìm hiểu về hậu quả nghiêm trọng của chúng và mức độ phổ biến của bệnh trong khu vực bạn sinh sống. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét các yếu tố rủi ro khác nếu con của bạn sinh non, miễn dịch kém và thường xuyên tiếp xúc với trẻ khác. Trong trường hợp xác suất nhiễm bệnh của bé cao hơn bình thường, nên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi quyết định không tiêm chủng.

3. Sử dụng phương pháp tự nhiên để giảm các yếu tố rủi ro
Cho dù bạn quyết định có chủng ngừa hay không, vẫn có những biện pháp tự nhiên mặc dù chưa được chứng minh nhưng được cho là có thể giảm hoặc thậm chí là loại bỏ hành vi tự kỷ ở một số trẻ. Sớm áp dụng những biện pháp này, khi bé bắt đầu ăn dặm và trong suốt bốn năm đầu đời là một cách để giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng tự kỷ. Dĩ nhiên bạn nên theo dõi cẩn thận vấn đề dinh dưỡng cho bé và xin bác sĩ nhi tư vấn trước khi bắt đầu một chế độ ăn đặc biệt cho trẻ.

Các bà mẹ cũng được kiến nghị nên hạn chế ăn những loại thực phẩm thường gây dị ứng, vì vậy bạn nên nghiêm túc xem xét lại khẩu phần của mình. Khi tập ăn cho bé, nếu có thể nên chọn thực phẩm hữu cơ. Ngoài ra bạn còn phải chú ý bổ sung đa vitamin mỗi ngày trong chế độ ăn của hai mẹ con. Miễn là sự thay đổi chế độ ăn được thực hiện một cách an toàn, bạn cũng nên thử dù nó chỉ có xác suất nhỏ làm giảm nguy cơ cho bé.

Đáng tiếc là nguyên nhân và biện pháp chữa trị bệnh tự kỷ vẫn chưa được xác định. Tâm lí sợ con bị tự kỷ có thể khiến các bậc phụ huynh đưa ra những quyết định dựa trên cảm tính thay vì lý trí. Hãy đọc kỹ và cân nhắc các tất cả các thông tin mà bạn có rồi hãy quyết định vấn đề chủng ngừa cho bé.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: