Trẻ sơ sinh khóc đêm, mẹ cứ bình tĩnh, không có gì là bất thường!

Trong thời gian từ 6-8 tuần tuổi, ngoài thời gian ngủ, bé thường dành 3 tiếng để khóc mỗi ngày. Phần lớn khoảng thời gian này rơi vào ban đêm và trẻ sơ sinh khóc đem càng khiến các bà mẹ trở nên bối rối.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé mà còn khiến mẹ bỉm sữa mất ngủ dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.

Nguyên nhân trẻ quấy khóc đêm

Khóc là cách thức giao tiếp duy nhất để bé giao tiếp với cha mẹ trong những tháng năm đầu đời. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn 16 giờ mỗi ngày bất kể ngày đêm. Nhưng việc bé khóc đêm dữ dội có thể do các nguyên nhân sau:

Thời gian ngủ không hợp lý

3 tháng đầu sau sinh bé chưa phân biệt được ngày đêm nhưng từ tháng thứ 4, khi được đặt trong một căn phòng chỉ có bóng tối bé sẽ ngủ nhiều hơn và sẽ tỉnh giấc khi thấy ánh sáng.

Do đó nếu không cân bằng giữ thời gian ngủ ngắn vào ban ngày và và thời gian ngủ dài vào ban đêm sẽ khiến bé thức giấc và quấy khóc.

Cảm giác khó chịu khi đi ngủ

Nếu môi trường xung quanh tác động quá lớn sẽ khiến bé không yên giấc vì não sẽ bị kích thích và bị kích động nên sẽ không thể chuyển sang chế độ ngủ, nghỉ ngơi.

  • Âm thanh của tivi quá lớn
  • Ánh sáng quá chói
  • Vận động, đùa giỡn quá mức

Da trẻ không được thoải mái

Trẻ quá đói hoặc bỉm quá ướt sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Thao tác đầu tiên là kiểm tra bỉm sau đó là thời gian bú.

Trẻ đói thì người mẹ nên cho trẻ bú, còn nếu trẻ ị hay tè nhiều thì ngay lập tức nên thay bỉm khác để trẻ được cảm dễ chịu hơn. Còn nếu không có những dấu hiệu trên thì người mẹ nên ôm trẻ để tạo cảm giác an toàn.

Trẻ khóc như thế nào là bình thường?

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên. Sau khi sinh, bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên và đạt “mốc” ở tuần thứ 6-8.

Sau thời gian này, thời gian bé khóc sẽ giảm xuống cho đến tháng thứ tư của con. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm, vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.

Trẻ sơ sinh khóc đêm, mẹ cứ bình tĩnh, không có gì là bất thường!

Khóc là cách giao tiếp và bày tỏ mong muốn của mình trong suốt những năm đầu đời

Theo giả thuyết mới đây của David Haig, một chuyên gia về sinh vật học và di truyền thuộc trường đại học Harvard được công bố trên tạp chí Evolution giải thích nguyên nhân bé hay khóc đêm là trì hoãn việc mang thai lần kế tiếp của mẹ bằng cách khiến mẹ kiệt sức và không rụng trứng.

Báo cáo cũng cho rằng, việc thức đêm cho con bú cũng là một trong những cách ngừa thai hiệu quả, gọi là cho bú vô kinh. Giáo sư David Haig cũng cho biết thêm, những bé bú mẹ thường có xu hướng khóc đêm nhiều hơn, nhất là từ tháng thứ 6 trở đi.

Ngoài ra, có khoảng 20% trẻ sơ sinh có xu hướng bị “hội chứng quấy khóc” hay còn gọi là khóc dạ đề. Hội chứng quấy khóc dùng để mô tả trạng thái khóc dai dẳng liên tục và không đi kèm một biểu hiện khác lạ nào khác. Hội chứng này không phải là bệnh, và không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho bé. Tuy nhiên, vẫn chưa có “phương pháp đặc trị” cho hội chứng này, cách duy nhất là ba mẹ phải “chịu trận” mà thôi.

Trẻ sơ sinh khóc đêm, mẹ cứ bình tĩnh, không có gì là bất thường!

Giải mã tiếng khóc của con yêu
Không chỉ đơn thuần là mệt, đói hay uớt tã, tiếng khóc của bé cưng còn mang theo rất nhiều ý nghĩa khác nữa. Nếu lần đầu làm mẹ, có lẽ bạn cần một ít “trợ giúp” để có thể hiểu chính xác con đang muốn gì.

Mẹ nên làm gì khi con khóc?

Nói chuyện với cục cưng của bạn

Không phải tất cả các trường hợp bé khóc đều bày tỏ sự khó chịu hoặc đưa ra một “đòi hỏi” nào đó. Đôi khi đó chỉ là cách bé muốn mẹ biết về sự hiện diện của mình. Những lúc này, giọng nói của bạn chính là cách tốt nhất để tâm trạng của bé dịu xuống.

Kiểm tra nhu cầu cơ bản của bé

Thông thường, bé khóc để bày tỏ những mong muốn và nhu cầu của mình. Con có đang cần thay tã? Con đói hay cảm thấy đau? Một số bé khóc vì cảm thấy không thoải mái với vị trí hiện tại của mình hoặc chỉ cần được dỗ dành.

Ngoài tiếng khóc, mẹ có thể quan sát một số cử chỉ của bé khi khóc. Chẳng hạn như lúc đói, bé thường khóc và mút ngón tay. Chú ý những hành động nhỏ của con có thể giúp mẹ nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân làm con khóc.

Massage cho bé

Tâm lý của bé sẽ được thoải mái hơn nếu được mẹ massage cho. Đồng thời, massage cho bé cũng là cách giúp ngăn ngừa và loại bỏ khó chịu trong trường hợp bé bị đầy hơi.

Trẻ sơ sinh khóc đêm, mẹ cứ bình tĩnh, không có gì là bất thường!

Massage cho bé yêu mau lớn
Massage là một cách thật dễ thương để mẹ thể hiện tình thương yêu với bé. Với hành động nho nhỏ này mỗi ngày, mẹ sẽ đem lại cho bé nhiều lợi ích hớn như giúp bé tăng cân tốt hơn, hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất, giảm đau khi bé mọc răng…

Cho bé nghe nhạc

Tương tự người lớn, những âm điệu nhẹ nhàng có thể giúp bé thư giãn và thoải mái hơn. Mở cho con nghe những bài nhạc mẹ thường nghe khi mang thai. Theo thống kê, nhiều bé có dấu hiệu ngừng khóc ngay khi tiếng nhạc vừa cất lên.

Trẻ sơ sinh khóc đêm là bình thường nếu tần suất chỉ là thỉnh thoảng nhưng nếu bé khóc nhiều, thường xuyên cũng có thể do sức khỏe có vấn đề. Khi đó đi khám bác sĩ là cách tốt nhất!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: