10 gợi ý cho một thai kỳ khỏe mạnh

shape

01 Th10

Julia PhạmTh10 01, 2019

10 gợi ý cho một thai kỳ khỏe mạnh

10 gợi ý nhỏ để có một thai kỳ khỏe mạnh-làm sao để cảm thấy dễ chịu hơn, tránh những biến chứng trong thai kỳ cho mẹ tròn con vuông, bé chào đời khỏe mạnh

1. Ăn đồ nguội
Nếu bạn bị ốm nghén, nên ăn thức ăn để nguội. Đồ ăn nóng thường dậy mùi, có thể khiến bạn buồn nôn. Hãy ăn các thực phẩm bổ dưỡng làm dịu dạ dày như bánh quy giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt và cơm gạo lức để nguội hay canh gà.

2. Ngồi thiền
Thiền là một cách tuyệt vời để chế ngự căng thẳng. Chỉ cần ngồi ở một nơi yên tĩnh, nhắm mắt lại và tập trung điều tiết hơi thở. Đếm từ 1 đến 4 khi hít vào và 5 đến 8 khi thở ra. Thực hành bài tập này mỗi ngày 5 phút.

3. Đi bộ
Đi bộ ba mươi phút mỗi ngày. Bấy nhiêu cũng đủ để giúp bạn duy trì sức khỏe cơ bản của mình.

4. Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục trong lúc mang thai rất hữu ích. Ngoài việc giúp đẩy mạnh quá trình chuyển hoá làm giảm nguy cơ phát sinh mỡ thừa và bệnh tiểu đường, tập thể dục còn giúp bạn có được sức dẻo dai chuẩn bị cho việc làm mẹ chẳng hạn như ẳm con.

5. Tương tác với bé
Mặc dù nằm trong bụng như em bé của bạn có thể phản ứng được những kích thích. Nếu bạn đọc truyện hay trò chuyện hay chơi nhạc cho bé nghe, bé có thể nhận ra giọng nói, bài hát yêu thích của bạn và tìm thấy sự an ủi nếu nghe được những âm thanh quen thuộc lúc sinh ra đời.

6. Bầu bạn với một bà mẹ khác
Căng thẳng (stress) là một vấn đề thường thấy khi đang có thai vì nó làm suy giảm hệ miễn dịch, nhưng cảm giác lo lắng của các bà bầu cũng là một điều tự nhiên. Hãy làm bạn với một bà mẹ đã “từng trải” chuyện bầu bí. Kinh nghiệm và những lời khuyên trấn an của cô ấy sẽ giúp bạn vơi đi nỗi lo lắng trong lòng.

7. Bổ sung DHA
Mỗi ngày hãy bổ sung 600 mg axit béo omega – 3 này để giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm trước và sau khi sinh. Bên cạnh đó, DHA còn giúp thúc đẩy phát triển trí não của bé.

8. Nghỉ ngơi đầy đủ
Nếu bạn khó ngủ, thử uống một ly sữa ấm hoặc tăng dần máy điều hoà không khí để tạo môi trường mát hơn.

9. Bài tập Kegel
Mỗi ngày hãy dành một ít thời gian tập bài tập Kegel để phòng tránh tình trạng tiểu xón thường gặp ở các bà bầu. Cách tập rất đơn giản. Hãy tưởng tượng như lúc bạn đang đi tiểu thì nín tiểu lại, hành động này sẽ siết các cơ xung quanh vùng âm đạo khiến bạn có thể kiểm soát được việc đi tiểu.

10. Quan hệ tình dục

10 gợi ý cho một thai kỳ khỏe mạnh

Theo các chuyên gia, quan hệ tình dục trong thời gian mang thai cũng là “một liều thuốc” tốt giúp cải thiện sức khoẻ của bạn. Nên tránh quan hệ tình dục vào 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ, ngoài ra nên lựa chọn tư thế “yêu” phù hợp và thoải mái nhất.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc