10 khó khăn khi mẹ bầu mang thai đôi

shape

30 Th09

Khanh Elisa Th09 30, 2019

10 khó khăn khi mẹ bầu mang thai đôi

Một lần mang thai đến tận 2 em bé? Với dạng thai kỳ 2 trong 1 này, hẳn mẹ bầu phải vất vả gấp đôi những mẹ bầu bình thường khác. Để có được niềm hạnh phúc nhân đôi khi cặp song sinh chào đời, bà bầu phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong suốt 9 tháng ròng rã mang thai đôi.

1/ Ợ nóng

Ợ nóng là một trong những tác dụng phụ vật lý khó chịu nhất của thai kỳ. Triệu chứng này không ngại làm phiền bạn đêm đêm, thách thức bằng những cảm giác nóng rát ở cổ họng hoặc thấp hơn trên phần ngực.

10 khó khăn khi mẹ bầu mang thai đôi

Trị chứng trào ngược khi mang thai
Ở tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng, mẹ bầu thường mắc phải chứng trào ngược. Vào 2 giai đoạn này, hormone thai kỳ tác động lên các cơ, bao gồm cơ bụng khiến việc tiêu hóa trở nên chậm chạp hơn. Kết quả là thức ăn di chuyển lòng vòng trong dạ dày. Nếu ăn quá nhiều hoặc nạp thực phẩm khó tiêu,...

2/ Ốm nghén

Không chỉ diễn ra vào buổi sáng, ốm nghén có thể diễn ra suốt cả ngày, từ sớm qua trưa rồi đến tối. Thông thường, bà bầu sẽ buồn nôn, ói mửa đỉnh điểm trong 3 tháng đầu tiên, và thực tế đáng buồn là mẹ bầu mang thai đôi sẽ “gánh chịu” gấp đôi các mẹ thường.

3/ Tăng cân

Tăng cân bao nhiêu khi mang thai để tốt nhất cho con luôn là những trăn trở rất đỗi bình thường của mẹ bầu. Không nghi ngờ gì khi mẹ bầu mang song thai phải lo lắng gấp đôi về chuyện trọng lượng trong thai kỳ. Bình thường mang thai là phải ăn cho 2 người, vậy mang thai song sinh là ăn cho mấy người? Hẳn nhiên, bạn phải ăn nhiều hơn các mẹ khác để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cặp song sinh.

4/ Nguy cơ sinh non

Đây không phải trường hợp hiếm, bởi hầu hết các bà mẹ mang thai đôi, ba hoặc nhiều hơn đều phải đối diện với nguy cơ cao bị dọa sinh non. Nhất là với các mẹ có thể trạng yếu, khi 2 bé lớn dần lên trong tử cung, áp lực nhiều hơn, rất dễ dẫn đến tình trạng không mong muốn này.

10 khó khăn khi mẹ bầu mang thai đôi

Những vất vả, khó khăn của mẹ bầu mang thai đôi sẽ được đền bù xứng đáng khi cặp song sinh ra đời

5/ Bạn thân của giường chiếu

Việc hạn chế đi lại và vận động có vẻ khá phổ biến với mẹ mang song thai. Để ngăn ngừa nguy cơ sinh non, bạn sẽ bắt buộc phải nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa, hằng ngày vị trí an toàn nhất cho bạn chỉ có thể là giường, chăn và gối.

6/ Sự hành hạ của các cơn đau nhức

Những cơn co thắt, đau chân, đau lưng, đau đầu, thậm chí tác động lên cả dây chằng sẽ tăng lên nhiều hơn khi mẹ bầu mang thai một cặp song sinh.

7/ Hội chứng ống cổ tay

Ngứa ran vè tê ở cánh tay, cổ tay, bàn tay cũng là một trong những tác dụng phụ rất khó chịu của thai kỳ. Trong khi, nhiều nguyên nhân được đưa ra như đánh máy chẳng hạn, việc mang thai đôi cũng góp phần không ít làm tình hình này trở nên trầm trọng hơn.

10 khó khăn khi mẹ bầu mang thai đôi

Trị dứt điểm chứng đau cổ tay khi mang thai
60% mẹ bầu gặp phải tình trạng đau nhức cổ tay khi mang thai. Tuy nhiên, đa số các mẹ thường “chịu trận” hoặc cảm thấy hoang mang khi xuất hiện triệu chứng này mà không biết làm gì hơn. MarryBaby mách mẹ nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng này nhé!

8/ Rạn da gấp đôi

Sự căng da diễn ra liên tục làm vết nứt, vết rạn thi nhau xuất hiện. Dù đã trang bị bơ hạt mỡ hay dầu dừa thoa lên bụng, đùi và ngực để ngăn ngừa, nhưng dường như sức chứa của cơ thể bạn cho cặp song sinh cũng trở nên quá tải. Vì vậy, những dấu vết xấu xí này là điều không thể tránh khỏi.

9/ Thiếu ngủ

Trạng thái bồn chồn, mất ngủ ở bà bầu là một điều không quá xa lạ. Thay đổi của cơ thể khi mang thai ảnh hưởng không ít đến chất lượng giấc ngủ của bà bầu. Nếu mang thai bình thường, mẹ khó ngủ một, mang thai đôi, sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

10/ Vòng bụng “khổng lồ”

Thật không dễ dàng để di chuyển, ngồi xuống hay đứng lên, khi sở hữu vòng bụng to lớn mang thai đôi. Chỉ mỗi việc thức dậy ra khỏi giường thôi cũng đã khó khăn rồi, huống hồ gì những việc khác phải không mẹ bầu?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc