10 thực phẩm gây sảy thai và sinh non mẹ bầu cần biết
Những thực gây hại cho thai nhi và cho phụ nữ mang bầu không quá nhiều nhưng cũng không phải ít. Nguy cơ sảy thai và sinh non cao nếu sử dụng liên tiếp 6 loại rau và 4 loại thực phẩm sau:
6 loại thực phẩm (rau, củ) gây sảy thai cao
Khổ qua (mướp đắng)
Không chỉ là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, mướp đắng còn được dùng như một vị thuốc trị bệnh. Mướp đắng có chứa vitamin C có thể làm tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai và bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc.
Hơn nữa, mướp đắng cũng giàu vitamin B, axit folic và một số chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê đóng một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của phụ nữ mang thai và giúp thai nhi phát triển.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều mướp đắng trong chế độ ăn cho bà bầu sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể kích thích dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sảy thai, sinh non cho những phụ nữ có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã nạo phá thai nhiều lần.
Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho thấy rõ ràng rằng thành phần nào trong mướp đắng có thể dẫn đến tác hại này nhưng thử nghiệm với chuột cho thấy rằng ăn nhiều mướp đắng có thể gây ra quái thai. Ngoài ra, Vicine trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc cho người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên các phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều mướp đắng. Khi nấu ăn, bạn nên loại bỏ hạt của nó hoàn toàn.
Đu đủ, khổ qua đều là thực phẩm dễ gây sảy thai
Rau sam
Là một loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc và tìm mua, rau sam vừa là phương thuốc thảo dược vừa được sử dụng trong những món ăn dân dã. Tuy nhiên, không ít những ý kiến cho rằng, phụ nữ mang thai ăn rau sam nhiều sẽ kích thích tử cung rất mạnh. Điều này khiến tử cung co bóp nhiều và mạnh hơn. Kết quả, nó có thể dẫn đến sảy thai.
Ngải cứu
Ngải cứu là một loại rau giúp giảm nhức mỏi, giúp lưu thông máu, giảm đau ở bụng và nó được sử dụng trong một số biện pháp được sử dụng cho những người bị động thai hoặc sảy thai liên tục.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu, nó sẽ làm tăng nguy cơ tử cung chảy máu, co thắt, và có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, nếu có ý định ăn ngải cứu để dưỡng thai, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, những mẹ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non không nên ăn nhiều ngải cứu.
Rau ngót
Rau ngót gây ra hiện tượng giãn cơ trơn của tử cung và có thể sẽ dẫn đến sảy thai, tiêu chảy vì chứa Papaverin. Vì vậy, nếu sử dụng hơn 30 gam lá tươi, bạn sẽ có nguy cơ bị sảy thai khá cao.
Do đó, nếu các bà mẹ có tiền sử sảy thai liên tục, sinh non hay hiếm muộn nên hạn chế ăn canh rau ngót. Và để giữ an toàn cho bé, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là nước ép lá rau ngót chưa qua chế biến.
Rau chùm ngây
Rau chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, được biết đến và sử dụng rất lâu trong lịch sử Hy Lạp, Ấn Độ và Ý. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa của chùm ngây chứa lượng vitamin C nhiều gấp 7 lần so với cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt, hơn rau diếp cá 3 lần chất sắt và gấp 3 lần lượng kali trong chuối.
Tuy nhiên, chùm ngây chứa một lượng alpha-sitosterol có cấu trúc tương tự như estrogen, có tác dụng trong việc ngăn ngừa mang thai. Khi đang mang thai, hormone progesterone sẽ tiết ra và nó làm cơ trơn co bóp, làm cho tử cung bất ổn định. Alpha-sitosterol trong loại rau này làm cho cơ trơn của tử cung co lại và sẽ dẫn đến sảy thai.
Rau răm
Nếu đặt ra câu hỏi làm gì dễ bị sảy thai thì trong câu trả lời của mẹ nhất định không được bỏ sót rau răm. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn nhiều sẽ dẫn đến mất máu.
Ngoài ra, rau răm chứa chất gây co bóp tử cung nên sẽ dễ dẫn đến sảy thai. Nói vậy không có nghĩa mẹ phải loại bỏ rau răm hoàn toàn. Vài ba lá rau răm tăng thêm hương vị khi ăn trứng vịt lộn vẫn nằm trong phạm vi cho phép. mẹ nhé!
9 thói quen xấu có thể khiến bạn sảy thai
Bạn còn giữ nhiều thói quen từ lúc trước khi mang thai? Cẩn thận! Đó có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé yêu, thậm chí còn có thể khiến bạn bị sảy thai nữa đấy! Cùng MarryBaby xem qua 9 thói quen xấu mà bạn cần bỏ ngay để bảo vệ thiên thần nhỏ của mình nhé!
4 thực phẩm gây sảy thai nhanh
Ngoài 6 loại rau kể trên trong suốt thai kỳ bà bầu cũng cần tránh 4 nhóm thực phẩm sau:
Tránh cá chứa thủy ngân
Một số loại cá biển như cá mập, cá ngừ, cá kiếm, cá thu, cá kình… nằm trong danh sách đen các thực phẩm dành cho bà bầu bởi chứa hàm lượng thuỷ ngân cao có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến não bộ của thai nhi.
Nhóm thực phẩm tái, sống
Chót lỡ “đam mê” các món ăn hấp dẫn như sushi, đồ nướng, phở tái, lòng đỏ trứng gà thì mẹ cần phải “từ bỏ” ngay bới chúng chứa kí sinh trùng Toxoplasmosis có nguy cơ tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu và vô số những biến chứng nguy hiểm khác.
Thực phẩm chứa khuẩn Listeria
Khuẩn Listeria thường có mặt trong một số các thực phẩm như thịt muối, pho mát mềm… nhờ quá trình lên men. Vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ đi qua nhau thai, xâm nhập vào màng ối khiến thai nhi dễ bị nhiễm trùng và mẹ bầu có thể bị sảy thai hoặc sinh non.
Quả dứa (thơm)
Chất bromelain có trong dứa, đặc biệt là dứa xanh có nguy cơ gây co thắt tử cung để dẫn tới tình trạng sinh non hoặc sẩy thai.
Ăn gì dễ sảy thai trong tháng đầu?
Cần tuyệt đối tránh 10 loại thực phẩm gây hại cho thai nhi nêu trên và kiêng cữ một số vấn đề sau
- Thực phẩm quá mặn, quá nhiều muối
- Không nên ăn nhiều rau răm, ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
- Không nên uống rượu, bia hoặc các loại nước uống có caffein
Thực phẩm gây sảy thai nhanh chỉ 10 loại rất dễ nhận biết ở trên, mẹ cần nắm rõ để tránh tuyệt đối trong giai đoạn đầu của thai kỳ và hạn chế tới mức tối đa trong thời gian còn lại để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.