12 điều nên và không nên khi mang thai (P.2)

shape

30 Th11

Julia PhạmTh11 30, 2019

12 điều nên và không nên khi mang thai (P.2)

Có rất nhiều điều đã quá rõ ràng như tránh xa thuốc lá và rượu khi mang thai. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều nên và không nên mà bạn có thể chưa chắc chắn. Dưới đây là những thông tin hữu ích cho mọi mẹ bầu.

Không nên: Ăn gấp đôi

12 điều nên và không nên khi mang thai (P.2)

Hiểu không rõ khái niệm “phải ăn cho hai người” có thể gây hại cho bạn khi mang thai

Khi các chuyên gia sức khoẻ khuyên bạn điều này thì ý của họ không phải là bạn nên ăn gấp đôi khẩu phần thường ngày của mình.

Bạn chỉ cần bổ sung 200 calorie – tương đương với 2 lát bánh mì nhỏ – khi đang mang thai và sự bổ sung calorie này chỉ áp dụng trong 12 tuần cuối của thai kỳ. 200 calorie này nên được bổ sung từ các loại rau, trái cây và thực phẩm chứa vitamin C và sắt để mẹ và con cùng khỏe mạnh.

Các loại thực phẩm cần tránh xa khi đang mang thai bao gồm cá sống, thịt sống, các loại thủy hải sản có vỏ cứng, trứng chưa chín kỹ, pa tê, các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng (như phô mai mềm và phô mai xanh) – và bất kì thứ gì chứa lượng lớn vitamin A.

Nên: Tìm sự giúp đỡ

Yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết là điều rất quan trọng trong khi mang thai. Người mẹ tương lai nào cũng biết rằng có con sẽ ảnh hưởng lớn về mặt cảm xúc, thể chất, và tinh thần – nhưng đôi khi, họ có thể phải tự nhắc nhở mình về điều đó. Những thay đổi khi bạn phải chuẩn bị cho sự ra đời của một thành viên mới có thể sẽ rất khó khăn. Bạn đừng ngại nhờ cậy sự giúp đỡ khi cần.

Trước hết, bạn đừng làm việc quá sức ở nhà hay trên cơ quan. Có thể những thay đổi nhỏ như mua hàng online để được giao hàng tận nhà, trao quyền quyết định cho cấp dưới trong một số dự án sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

Bên cạnh đó, nên thảo luận bất kì mối lo nào của bạn với gia đình, nữ hộ sinh và đặc biệt là bác sĩ riêng của gia đình nếu có vì bác sĩ có thể theo dõi để hỗ trợ tinh thần khi cần thiết.

Không nên: Để rượu bia cám dỗ

Vấn đề người mẹ có thể uống bao nhiêu khi đang mang thai vẫn còn đang được bàn cãi. Tuy vậy, hầu hết các chuyên gia tư vấn về sức khoẻ đều không ủng hộ việc uống rượu khi mang thai bởi vì có những mối liên hệ giữa rượu đến các vấn đề sức khỏe của bé. Gan là một trong những cơ quan được hoàn thiện cuối cùng của thai nhi nên bé không thể đối phó với bia rượu như người lớn.

Trong một số trường hợp uống rượu quá nhiều có thể góp phần gây sẩy thai và các biến chứng khác. Vì lý do này, hầu hết mọi chuyên gia đều khuyên phụ nữ nên tránh rượu bia, đặc biệt trong 12 tuần đầu tiên của thai kì.

Nếu bạn vẫn muốn uống thì không nên vượt quá 2 đến 4 đơn vị cồn mỗi tuần. Mỗi đơn vị chuẩn tương đương 1 tách nhỏ rượu mạnh, 1 ly rượu vang, 1 lon bia. Nếu bạn bỏ qua khuyến cáo này và uống nhiều khi mang thai thì con bạn rất có nguy cơ bị hội chứng thai nhi rượu (FAS). Hội chứng này có thể dẫn đến rối loạn hành vi, dị dạng trên khuôn mặt và hạn chế tăng trưởng.

Nên: Bổ sung vitamin

Ngoài axit folic có rất nhiều vitamin khác cần thiết cho cơ thể mẹ bầu và có thể được bổ sung bằng thuốc hoặc thức ăn.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương và răng cho em bé. Môi trường làm việc và nhà ở thiếu ánh nắng mặt trời có thể gây thiếu hụt vitamin D. Bạn cần bổ sung thông qua viên uống hoặc thực phẩm như cá, gan,…

Đồng thời, bạn cũng đừng quên canxi. Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ xương và răng của cả mẹ và bé. Các loại cá có xương (cá trắng nhỏ và cá mòi), quả vả và các sản phẩm từ sữa tiệt trùng là nguồn cung canxi dồi dào.

Vitamin C giúp cơ thể đối phó với sự căng thẳng thường trực trong thai kỳ. Trong trái cây như cam hay buổi chứa rất nhiều vitamin C, nhưng các nguồn vitamin C khác như cà chua, bông cải xanh cũng không hề khó tìm!

Hấp thu đủ sắt cũng rất quan trọng trong việc bảo đảm bạn sẽ không bị kiệt sức và luôn có đủ năng lượng. Luôn chắc chắn rằng bạn ăn nhiều thịt nạc, rau xanh, trái cây khô và các loại hạt. Mặc dù vậy, bạn nên cẩn thận với đậu phộng vì một số chuyên gia sức khỏe khuyên bạn không nên ăn khi mang thai.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc