3 nguyên tắc ăn chuẩn mẹ bầu cần nhớ
Để đảm bảo cho thai nhi phát triển toàn diện, mẹ bầu nên thực hiện chế độ dinh dưỡng như thế nào?
1/ Ăn bao nhiêu ở từng tam cá nguyệt?
– 3 tháng đầu thai kỳ:
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu giai đoạn này không cần quan tâm đến số lượng nhiều, nhưng phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đối với những mẹ bầu có cân nặng chuẩn, bạn nên tăng thêm khoảng 200- 300 calo trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để bảo đảm tăng từ 0,9 kg đến 2,3 kg trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu hơi thừa cân, bạn không cần tăng thêm “lượng” trong giai đoạn này, nên đảm bảo đủ “chất” cung cấp cho thai nhi.
– 3 tháng giữa thai kỳ:
Bước sang giai đoạn thứ hai, mỗi bữa mẹ bầu phải ăn thêm khoảng 300 – 350 calo mỗi ngày. Để đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường, mỗi tháng mẹ bầu phải tăng thêm từ 2 – 2,5 kg.
– 3 tháng cuối:
Mẹ bầu vẫn nên chú ý bổ sung thêm khoảng từ 350 – 400 calo trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Không chỉ đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, năng lượng bổ sung thêm trong giai đoạn này còn dùng để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới của mẹ.
Bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ không chỉ để bảo đảm dinh dưỡng cho bé cưng mà còn dùng làm năng lượng dự trữ để chuẩn bị cho mẹ trong cuộc hành trình “vượt cạn” sắp tới
2/ Những dưỡng chất cực kỳ quan trọng
– Chất đạm và chất béo trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất cần thiết cho sự phát triển và xây dựng cơ thể của bé cưng, đặc biệt, chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển mắt, não và hệ thần kinh của thai nhi. Chất đạm thường có nhiều trong các thực phẩm như thịt bò, gà, cá, trứng, sữa,… Đạm có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành, đậu phộng, mè vừng… cũng rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, trong các loại thực phẩm này cũng có hàm lượng chất béo cần thiết cho cơ thể. Mẹ bầu cần bổ sung từ 70-80g chất béo mỗi ngày, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như mẹ cần uống bổ sung dầu cá.
– Vitamin và khoáng chất:
Giống như chất đạm và chất béo, vitamin và khoáng chất đống vai trò quan trọng để duy trì sự phát triển bình thường của thai nhi. Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển thị giác và hệ thần kinh, vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch và hấp thu sắt tốt hơn, axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, canxi cần thiết cho hệ thống xương và răng của bé…
Những điều nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ
3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian dễ xảy ra những biến chứng nhất vì đây là khoảng thời gian thai nhi mới bắt đầu hình thành và các mẹ nhiều khi vẫn chưa có kinh nghiệm chăm sóc bản thân, nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ. Danh sách sau đây giúp bạn nhận diện những việc làm có thể...
Mẹ bầu nên ăn nhiều loại trái cây khác nhau như: dưa hấu, cam, nho, đu đủ, xoài…và những loại thực phẩm có chứa canxi, photpho như cá, cua, tôm, sữa …
– Chất xơ:
Chất xơ giúp cho quá trình bài tiết thức ăn thừa ra khỏi cơ thể diễn ra nhanh chóng hơn, giúp mẹ bầu hạn chế những khó chịu do táo bón mang lại trong suốt quá trình mang thai. Bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây, vừa co đủ lượng chất xơ cần thiết, vừa tranh thủ “nạp” thêm vitamin cho cơ thể. Lợi cả đôi đường, mẹ nhỉ!
3/Ăn như thế nào mới chuẩn?
Đế đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng theo đúng chuẩn, ngoài 3 bữa chính, mỗi ngày, mẹ bầu nên ăn thêm từ 2 đến 3 bữa phụ nhỏ mỗi ngày. Khoảng 4 tiếng mẹ bầu nên ăn một lần, và tuyệt đối không nên bỏ bữa. Với phương pháp chia nhỏ khẩu phần ăn này, dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng đầy đủ, giúp mẹ hạn chế tối đa những cảm giác khó chịu do ốm nghén, ợ nóng hay những vấn đề tiêu hóa mang lại.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Khi vợ mang thai, chồng cần làm gì?
- Uống nước vối khi mang thai, có hại không?
- Thức ăn cấm kỵ trong thời kỳ mang thai
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.