4 điều cần nhớ khi chăm sóc thai nhi 3 tháng giữa

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2019

4 điều cần nhớ khi chăm sóc thai nhi 3 tháng giữa

Vượt qua giai đoạn “nhạy cảm” 3 tháng đầu, bí quyết chăm sóc thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 2 cần chú ý đặc biệt đến thực đơn dinh dưỡng và tầm quan trọng của những buổi khám thai. Còn gì nữa nhỉ? Tham khảo những thông tin sau đây để chăm sóc bé cưng tốt hơn mẹ nhé!

4 điều cần nhớ khi chăm sóc thai nhi 3 tháng giữa

Sự chăm sóc của mẹ trong giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển của bé cưng

1/ Chăm sóc răng miệng đúng cách

Có tới 50% phụ nữ mang thai gặp phải những vấn đề răng miệng như chảy máu chân răng, viêm nướu, sâu răng… Những vấn đề này thường không gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà chỉ gây khó chịu cho mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp viêm nướu có thể phát triển thành nha chu và các vi khuẩn gây bệnh có thể đi vào dòng máu qua miệng và đến tử cung, từ đó có thể kích hoạt một hoạt chất có thể gây sinh non.

2/ Bảo vệ “cô bé” của mẹ

Mẹ có biết, sức khỏe “cô bé” trong thời gian mang thai cũng có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng? Các loại hoóc-môn trong thai kỳ sẽ tác động và làm mất cân bằng tự nhiên của các loại vi khuẩn “thường trú” trong âm đạo, khiến nguy cơ viêm nhiễm tăng lên một cách bất thường. Một số trường hợp nhiễm nấm như nhiễm strep B âm đạo có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non…

4 điều cần nhớ khi chăm sóc thai nhi 3 tháng giữa

Giải cứu "cô bé" khỏi viêm nhiễm khi mang thai
Với sự tăng đột biến hormone trong thai kỳ, “cô bé” của mẹ nhạy cảm hơn với một loạt các bệnh nhiễm trùng và gây ngứa. MarryBaby mách mẹ một vài thủ phạm đáng ghét và cách đơn giản để đuổi chúng đi nhé!

3/ Bổ sung dinh dưỡng cho bé cưng phát triển hoàn thiện

Trong giai đoạn này, thai nhi cần bổ sung một lượng dinh dưỡng lớn, nhất là can-xi để phát triển hệ xương, hình thành các cấu trúc bên ngoài cơ thể như khuôn mặt, chân tay. Đặc biệt, đây cũng là thời gian não của thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn nên ngoài canxi, mẹ bầu cũng nên chú ý bổ xung chất béo omega 3, vitamin A để đảm bảo cho sự phát triển hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng của bé diễn ra một cách tốt nhất.

Không cần “kiêng khem” khổ sở như 3 tháng đầu, nhưng mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý một vài loại thực phẩm sau đây để không làm ảnh hưởng đến con.

– Cà phê và các loại thức uống có chất kích thích như caffeine và cocain cần được hạn chế, bởi chúng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, việc tiêu thụ trên 200 mg caffein mỗi ngày sẽ làm tăng tỷ lệ sảy thai và sinh non.

– Thực phẩm nhiều đường sẽ làm tổn thất một lượng can-xi khiến thai nhi không có đủ lượng can-xi cần thiết cho quá trình phát triển. Đặc biệt, các loại đồ ngọt cũng khiến mẹ bầu dễ tăng cân quá mức và gây nên tình trạng tiểu đường thai kỳ với nhiều hệ quả nghiêm trọng.

– Sodium glutamate, một trong những thành phần chính trong bột ngọt sẽ làm tiêu hao một lượng lớn kẽm trong thực đơn của mẹ và gây ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của thai nhi. Vì vậy, bầu nên hạn chế việc thêm bột ngọt vào món ăn của mình nhé!

4/ Vai trò của những bài tập thể dục

Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe và giúp quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn, theo nghiên cứu của các chuyên gia từ Đại học Montreal, bà bầu tập thể dục thường xuyên còn có thể giúp tăng cường trí thông minh của thai nhi. Theo nghiên cứu, những bé có mẹ thường xuyên tập thể dục, ít nhất 3 lần một tuần sẽ có hoạt động não sau sinh từ 8-12 ngày vượt trội hơn hẳn so với những bé có mẹ “lười” tập thể dục khi mang thai.

Muốn giúp con thông minh? Năng vận động lên là được mẹ ơi!

4 điều cần nhớ khi chăm sóc thai nhi 3 tháng giữa

Tập luyện trong 3 tháng giữa mang thai
Ở tam cá nguyệt thứ 2, bạn vẫn nên duy trì các bài tập thể dục để chuẩn bị một nền tảng sức khỏe tốt cho suốt giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ sau này. Dưới đây là gợi ý các bài tập cho mẹ bầu trong từng tháng mang thai, điều sẽ giúp bạn thực hiện được việc chuẩn bị thể chất quan trọng đó

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc