5 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần biết

shape

30 Th11

Khanh ElisaTh11 30, 2019

5 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần biết

1. Nhau thai bám thấp

Nhau thai bám thấp gây ảnh hưởng tới khoảng 5% phụ nữ vào tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ. Thông thường, nhau thai bám ở phần trên của tử cung hoặc dọc theo mào trước hay mào sau, thay vì nằm ở phía dưới tử cung.

Một bà mẹ đã từng gặp phải vấn đề này cho biết ở tuần thứ 19, chị đi siêu âm và phát hiện nhau thai nằm cách cổ tử cung 3cm. Sau đó chị đi siêu âm đều đặn hàng tháng và được khuyên nên thư giãn và tránh nâng xách vật nặng không cần thiết. Vào tuần thứ 36, nhau thai của chị đã di chuyển xa khỏi cổ tử cung. May thay là chị có thể sinh con một cách tự nhiên và không hề gặp tác dụng phụ nào.

Cách điều trị: Có khoảng 95% trường hợp nhau thai tràn ra ngoài khi chuyển dạ. 5% còn lại được chuẩn đoán là nhau thai tiền đạo. Điều này có thể khiến thai phụ bị mất máu trong các tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy mà bạn cần phải siêu âm để xác định nếu cần đẻ mổ thay vì sinh thường để tránh việc xuất huyết quá mức gây nguy hiểm tính mạng của mẹ và có thể của cả bé nữa.

2. Chứng nghén cận ngày sinh

Đa số các mẹ bầu bị ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên nhưng một số ít thai phụ (0.3 – 1.5%) phải chịu đựng những triệu chứng ốm nghén suốt thai kỳ. Tình trạng này khiến người mẹ không hấp thu đủ nước và chất dinh dưỡng. Các hormone thai kỳ ảnh hưởng tới não và trong một vài trường hợp, thường là với trường hợp đa thai, một lượng hormone lớn được sản sinh khiến não bộ và cơ thể khó thích ứng kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xét nghiệm nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cách điều trị: Đối với trường hợp nặng, bạn sẽ cần được truyền nước để bù đắp cho lượng nước bị mất. Bạn cũng nên bù nước cho cơ thể bằng cách uống nước chanh, các thức uống thể thao, nước trái cây pha loãng, thức uống ngọt, trà loãng hoặc nước canh. Bạn cũng có thể thử dùng bia gừng trộn với nửa ly sữa. Thường xuyên ăn nhẹ và nhớ để sẵn túi bánh quy khô ở đấu giường để nhấm nháp ngay khi thức dậy nhé.

5 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần biết

Chị em bầu nào cũng có thể gặp phải những biến chứng thai kỳ ngoài ý muốn

3. Tiểu đường thai kỳ

Khoảng 3 – 8% phụ nữ mang thai mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, tức là có đường huyết cao hơn chuẩn thông thường, vào khoảng tuần thứ 24 – 28. Phần lớn trường hợp các mẹ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh, mặc dù nguy cơ mắc phải tiểu đường tuýp 2 trong tương lai tăng lên đến 50%. Trẻ sinh ra sau này cũng có thể bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Cách điều trị: Thường thì người mẹ sẽ cần theo dõi lượng đường của mình và thực hiện một kế hoạch ăn uống, luyện tập lành mạnh. Việc thừa cân sẽ làm phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn. Trong trường hợp cơ thể của mẹ không thể tự sản xuất đủ insulin thì nên tiêm insulin theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

4. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một rối loạn sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng tới khoảng 10% phụ nữ mang thai. Phụ nữ bị tiền sản giật sẽ phải đối mặt với huyết áp cao, những vấn đề về thận (đạm niệu cao) và sưng phù tay, chân, mặt. Những phụ nữ mang thai lần đầu hoặc có tiền sử cao huyết áp sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn những phụ nữ khác.

Cách điều trị: Giải pháp duy nhất khi mẹ bị tiền sản giật đó là sinh con, mặc dù có thể sản phụ sẽ phải điều trị với thuốc trước khi sinh. Nếu được chuẩn đoán tiền sản giật sớm thì có nhiều khả năng mẹ sẽ phải sinh mổ. Còn nếu như gần tới ngày lâm bồn thì việc giục sinh ngay là rất cần thiết. Các triệu chứng tiền sản giật sẽ mất dần trong vài ngày hoặc vài tuần mặc dù chúng có thể biến chứng nặng hơn, trước khi bạn hoàn toàn hồi phục.

5. Đau khung xương chậu

Đối với một vài phụ nữ mang thai, xương chậu có thể phát triển quá sớm hoặc quá xa gây nên các cơn đau hông, đau xương chậu, đùi trên và đáy chậu. Hormone sinh dục nữ sẽ tác động làm mềm các mô liên kết để chuẩn bị cho việc sinh con. Nếu bạn bị đau khung xương chậu, có thể là do lượng hormone cao trong cơ thể.

Cách điều trị: Trên thực tế, không có phương pháp điều trị nào ngoài dụng cụ hỗ trợ khung xương chậu như nẹp, nạng hay việc áp dụng vật lý trị liệu như co duỗi và kéo căng cũng có thể có ích. Tuy nhiên hãy nhớ rằng các khớp cơ của bạn rất mềm, do đó hãy thận trọng với các phương pháp trị liệu này.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc