5 điều bà bầu nên lo lắng khi mang thai
Trong thai kỳ, lo lắng khi mang thai là điều không thể tránh khỏi. Thực tế, những lo sợ thường trực của các bà bầu hầu hết lại không xứng đáng để dồn hết sự tập trung chú ý đến như thế. 5 điều sau bạn cần cẩn thận hơn bao giờ hết!
Những lo lắng luôn túc trực trong tâm trí của mẹ bầu có thể được liệt kê như sau:
-78% các mẹ đều sợ con bị khiếm khuyết bẩm sinh.
-75% lại sợ sảy thai.
Top 4 lo sợ sai lầm về sảy thai
Nhận được tin nhắn 2 vạch, bạn nhảy cẫng lên vì sung sướng, nhưng nỗi lo sợ về sảy thai ngay lập tức cũng xâm chiếm tâm trí bạn. Đâu là đúng, đâu là sai?
-74% sợ stress khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
-71% mẹ bầu lo lắng về chuyện sinh non.
-70% e dè về cơn đau đẻ.
-61% nhất định phải tránh xa món sashimi, đồ sống.
-60% lo xa một chút về chuyện cho con bú.
-59% lại lo xa về vấn đề giảm cân sau sinh.
-57% rất ngại tay xách nách mang đồ nặng.
-55% sợ mình sẽ đẻ rớt con trên đường đến bệnh viện.
Trong cuộc khảo sát này, ít hơn một nửa số mẹ bầu tham gia đều không quan ngại về 5 vấn đề sau đây, trong khi đó lại chính là những nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng. Mẹ bầu nên cập nhật ngay vào sổ tay thai kỳ 5 điều nhất định cần lo lắng khi mang thai:
Hạn chế ăn đồ ngọt nếu bạn có triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ
1/ Viêm nhiễm khi mang thai
Mắc những bệnh viêm nhiễm khi mang thai có thể dẫn đến những hệ quả cực kỳ nhghiêm trọng, biến chứng nguy hiểm nhất chính là sinh non. Virus sinh sống và ẩn nấp ở khắp mọi nơi trong môi trường xung quanh, và dù muốn hay không, đôi khi bà bầu cũng không thể tránh khỏi sự “xâm nhập” của chúng vào cơ thể.
Ngay cả một ca viêm đường tiết niệu thông thường cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và sinh non. Vì vậy, ngoài áp dụng một chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt lành mạnh, mẹ bầu đừng quên để ý đến những nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh viêm nhiễm. Ngay lập tức liên hệ với bác sĩ nếu thấy cơ thể có triệu chứng của bệnh như sốt, viêm hoặc đau.
2/ Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ
Thực tế, 41% phụ nữ mang thai đều vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn cho 9 tháng thai kỳ. Tình trạng thừa cân khi mang thai có thể đặt bà bầu vào nguy cơ biến chứng thai kỳ như sinh non, dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, chuyện hồi phục vóc dáng sau sinh dường như không tưởng và bé con của bạn cũng phải đối diện với tình trạng cân nặng dư thừa.
Mẹ bầu nhớ này: Ăn cho 2 người là ăn lành mạnh, bổ dưỡng và theo khuyến cáo dành cho cân nặng ban đầu của từng người, chứ không có nghĩa là ăn gấp đôi.
3/ Thiếu tập luyện điều độ
Chỉ có 23% phụ nữ mang thai dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe trong thai kỳ. Thiếu tập luyện có thể làm bạn tăng cân quá mức, yếu ớt, chịu đựng kém và không bền, và dĩ nhiên nâng cao nguy cơ đối mặt với biến chứng thai kỳ.
Nếu điều kiện sức khỏe không cho phép tham gia vào những bộ môn đòi hỏi vận động nhiều, bà bầu có thể bắt đầu với bài tập thiền, yoga, tập luyện tại chỗ. Sau một thời gian quen dần với chuyện luyện tập, tăng cường độ luyện tập lên với bộ môn đi bộ hoặc bơi lội.
4/ Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa
Hóa chất từ các sản phẩm vệ sinh gia đình ẩn chứa mối nguy khôn lường đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, dường như đa số các mẹ bầu lại không mấy để tâm đến vấn đề này. Chất tẩy rửa mạnh, sơn, véc-ni, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, là những sản phẩm bạn nên tránh tiếp xúc để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn con.
5/ Tiểu đường thai kỳ
Khoảng 6-8% bà bầu mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. Nồng độ đường quá cao trong máu sẽ dẫn đến tiền sản giật, sinh non, em bé thừa cân và bắt buộc phải thực hiện phương án sinh mổ.
Nếu bị cảnh báo với nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, bạn nên tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống hằng ngày.
>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:
- Lo lắng khi mang thai, bình thường hay là bệnh?
- Nỗi lo lắng của mẹ bầu khi sắp sinh con
- Để vượt cạn không còn là lo lắng
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.