5 điều cần biết trước khi điều trị vô sinh
“Thả” một thời gian nhưng chưa thấy tiến triển gì, bạn lo sợ vợ chồng mình đang gặp vấn đề về khả năng sinh sản? Thực tế, để nắm được tình hình sức khỏe sinh sản của mình, không chỉ bạn, mà cả anh xã cũng nên đi khám bác sĩ để sớm phát hiện và điều trị yếu tố bất thường. Tuy nhiên, trước khi có ý định điều trị vô sinh, vợ chồng bạn cũng nên tranh thủ cập nhập cho mình một số kiến thức cơ bản về vấn đề này.
Muốn điều trị vô sinh hiệu quả, các cặp vợ chồng nên tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất
1/ Khi nào nên đi khám vô sinh?
Vô sinh, hiếm muộn là tình trạng những cặp vợ chồng chung sống trong 1 năm, thường xuyên quan hệ tình dục 2-3 lần/ tuần và không sử dụng các biện pháp tránh thai nhưng vẫn không thể thụ thai.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những cặp đôi khỏe mạnh dưới 35 tuổi có thể chờ 1 năm trước khi quyết định đi khám và điều trị vô sinh. Nhưng với những phụ nữ trên 35 hoặc đã từng có thai, nếu sau 6 tháng không có “tiến triển”, bạn nên nhanh chóng đi khám để được tư vấn và điều trị sớm.
2/ Tuổi tác của nam giới có ảnh hưởng cơ hội thụ thai?
Không chỉ ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng, tuổi tác còn tác động tiêu cực đến chất lượng tinh trùng, gây nên bất thường nhiễm sắc thể. Theo thống kê, nam giới trên 40 tuổi có tỷ lệ sinh con bị các bệnh di truyền và nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn. Ngoài ra, tuổi tác của các “đấng mày râu” cũng là nhân tố làm tăng nguy cơ sảy thai sớm.
3/ Phụ nữ có tuổi càng cao, khả năng sinh sản càng giảm
Ngày nay, số lượng phụ nữ mang thai và sinh con ở tuổi 40 hầu như không còn là chuyện quá hiếm hoi. Mặc dù vậy, chính các chuyên gia sản khoa hàng đầu cũng phải thừa nhận rằng, chất lượng và số lượng trứng của phụ nữ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tuổi tác.
Trong giai đoạn từ 20 -30 tuổi, khả năng sinh sản của phụ nữ đạt ngưỡng cao nhất, và nếu chờ đến 40 tuổi, khả năng sinh sản của bạn chỉ còn khoảng 5%. Đồng thời, nguy cơ sảy thai trong trường hợp này cũng tăng lên tới 70%.
Mang thai khi lớn tuổi: Liệu có an toàn?
Làm mẹ là vai trò cao cả nhất của một người phụ nữ. Nhưng các chuyên gia cho rằng độ tuổi lý tưởng cho việc mang thai là từ 20 đến 35 tuổi. Phải chăng không còn hy vọng nào cho những phụ nữ đã quá 35 tuổi nhưng vẫn chưa có con?
4/ Tỷ lệ thành công khi sử dụng phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI)
Theo thống kê, tỷ lệ thành công khi sử dụng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung khoảng 20%, và tỷ lệ này có xu hướng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như” tuổi tác, thời gian vô sinh, số lượng tinh trùng, khả năng sinh sản của nữ… Chẳng hạn, sử dụng IUI để điều trị vô sinh khi bạn 25 tuổi, tỷ lệ thành công có thể lên tới 25%. Tuy nhiên, nếu để đến 40, tỷ lệ thành công còn chưa tới 4%.
Tùy thuộc vào nguyên nhân vô sinh, vợ chồng bạn có thể sẽ phải thực hiện từ 3-4 liệu trình IUI trước khi có thai. Với những cặp vợ chồng trên 30 tuổi, sau khi đã thất bại 1-2 lần, các chuyên gia sẽ khuyến cáo nên chuyển qua điều trị bằng thụ tinh trong ống nghiệm.
5/ Điều trị vô sinh nhờ thụ tinh trong ống nghiệm
Thông thường, sau khi đã chạy chữa nhiều nơi, các cặp vợ chồng sẽ tìm đến thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) như một “cứu cánh” cuối cùng. IVF được chỉ định cho những trường hợp vô sinh hiếm muộn không rõ nguyên nhân, ống dẫn trứng có vấn đề hoặc khi chất lượng tinh trùng quá kém.
Theo thống kế, tỷ lệ thành công khi áp dụng IVF cho những phụ nữ dưới 30 tuổi là 50%, dưới 35 tuổi là 45%, và với những người trên 40 tuổi, tỷ lệ thành công chỉ khoảng 5-15%. Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật khoa học như hiện nay, tỷ lệ thành công khi thực hiện IVF ngày càng được nâng cao hơn, nhất là ở những nước phát triển.
Tỷ lệ sảy thai sau thụ tinh trong ống nghiệm
Bạn đã sẵn sàng có em bé nhưng vẫn lo lắng với những rắc rối đi kèm? Tìm hiểu tỷ lệ sảy thai, khi nào và vì sao dễ bị sảy thai cũng như tỷ lệ sảy thai đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho thiên chức làm mẹ nhé.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Các thói quen có thể khiến con gái bị vô sinh trong ngày “đèn đỏ”
- Trị vô sinh bằng rượu ngâm thuốc
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.