5 lỗi cần tránh khi đặt tên cho con

shape

30 Th09

Julia PhạmTh09 30, 2019

5 lỗi cần tránh khi đặt tên cho con

Nếu bạn đặt cho con những cái tên khó gọi về ngữ âm hoặc trúc trắc về thanh âm thì vừa gây khó khăn cho người gọi tên cũng như gia tăng nguy cơ tên con mình sau này sẽ bị gọi không đúng với tên ban đầu.

Bạn nên tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau để cho con một cái tên hay. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh những điều dưới đây khi đặt tên cho con:

1. Phạm huý

Phạm huý là tình trạng tên người ở vai vế nhỏ hơn trùng với tên của người có vai vế lớn hơn. Chẳng hạn, nếu bạn đặt tên con là Tùng và chẳng may ông kị dòng họ bên chồng nhà bạn cũng tên Tùng thì bạn sẽ rất khó xử khi rất muốn la mắng con như “Tùng à, sao mẹ nói hoài mà con không nghe?”. Để tránh rơi vào tình huống khó xử này, tốt nhất bạn nên cùng ông xã “khảo sát” danh tính của cả nhà ít nhất 4-5 đời để đảm bảo tên của thiên thần nhỏ sắp chào đời không trùng lắp với bất kỳ người nào trong đại gia đình của bạn.

2. Nói lái

Tiếng Việt là ngôn ngữ duy nhất có hiện tượng nói lái mà chữ lái và chữ được lái đều có khả năng có nghĩa. Do đó, khi “chọn mặt gửi tên” cho con, cha mẹ cần thử tất cả các trường hợp nói lái của tên được chọn để đảm bảo “bọn xấu” sau này không thể nói lái hoặc xuyên tạc “tên hay họ tốt” của bé con nhà bạn được. Để hiểu được độ nguy hiểm và mức “sát thương” của thủ thuật nói lái tên, Baby.Marry tạm có vài dẫn chứng điển hình như sau: Hà Hạnh chắc chắn sẽ bị nói lái thành Hành Hạ; Tiến Tùng bị lái thành Túng Tiền; Thục Ân ơi hỡi liền bị lái là Thận Ung…

5 lỗi cần tránh khi đặt tên cho con

Ngay khi con còn trong bụng, mẹ cũng nên “đi guốc” trong bụng những kẻ nói lái để không làm con sau này bị khó xử nha mẹ.

3. Viết tắt

Trí tưởng tượng của con người rất phong phú và vô cùng sáng tạo. Trình độ xuyên tạc và bóp méo ý nghĩa của các tên cũng vậy. Chúng luôn được “bọn xấu” vận dụng triệt để vào các chữ viết tắt của tên. Từ đó, các chữ viết tắt của những tên rất đẹp cũng có thể gây nên sự hiểu lầm đáng tiếc. Cụ thể, một anh chàng tên Đặng Minh có tên viết tắt là ĐM lại thuộc vào top những từ viết tắt phổ biến và chửi bậy nhất Việt Nam.

5 lỗi cần tránh khi đặt tên cho con

“Kẻ xấu” nói lái cũng thường bắt tay với bọn chuyên xuyên tạc chữ viết tắt của tên con đó mẹ ơi.

4. Dễ gây nhầm giới tính

Đây cũng là một lỗi đặt tên tuy có nhẹ hơn về độ “sát thương” so với nói lái và viết tắt nhưng cũng gây cho người có tên nhiều phen lúng túng. Chẳng hạn, nếu một người tên Quý Lộc thì sẽ rất dễ bị nhầm là con trai trong khi chẳng ai biết rằng đây là tên của một cô gái. Ngược lại, một chàng trai nếu có tên là Thuý Văn thì rất có khả năng các văn bản gửi đến sẽ trân trọng ghi là “Gửi Cô Văn” hoặc đón những cuộc điện thoại mở đầu bằng “Chị Văn ơi”.

5. Tên khó đọc

Tên được đặt ra vốn dĩ là để gọi nhau và phân biệt người này với người kia. Nếu bạn đặt cho con những cái tên khó gọi về ngữ âm hoặc trúc trắc về thanh âm thì vừa gây khó khăn cho người gọi tên cũng như gia tăng nguy cơ tên con mình sau này sẽ bị gọi không đúng với tên “chính chủ”. Ví dụ, một bé gái được cha mẹ yêu thương và gửi gắm cái tên rất kêu là Yến Oanh thì mỗi lần người nào đó muốn gọi bé Yến Oanh sẽ phải uốn lưỡi hơn bình thường để phát âm đúng.

Cuộc đời này vốn dĩ đã nhiều khó khăn và gian lao. Là những bậc làm cha làm mẹ, bạn không nên “làm khó” đường đời phía trước của con bằng những cái tên mà “bọn xấu” sẽ dễ dàng khai thác, xuyên tạc nhé.

Trang Vàng

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc