5 sự thật ngạc nhiên về tuyến giáp mẹ bầu cần biết

shape

31 Th12

Martin NguyenTh12 31, 2019

5 sự thật ngạc nhiên về tuyến giáp mẹ bầu cần biết

Tuyến giáp là tuyến nội tiết tuy nhỏ bé nhưng có nhiệm vụ vô cùng to lớn đối với cơ thể con người. Tuyến nội tiết này giúp sản sinh, lưu trữ và đưa các hormone vào trong máu. Những hormone này giúp điều tiết nhiều chức năng của tế bào. Nồng độ các hormone của tuyến giáp trong máu tăng lên sẽ gây cường giáp, nếu giảm sẽ dẫn đến hiện tượng suy giáp.

5 sự thật cần được biết về tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết hình bướm ở phía trước cổ. Nhiệm vụ của tuyến này là điều khiển tốc độ chuyển hóa (hay còn gọi là sự trao đổi chất), giúp cơ thể sử dụng năng lượng hợp lý.

Rối loạn tuyến giáp là căn bệnh phổ biến đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Những tác động và ảnh hưởng xấu do rối loạn tuyến giáp có thể vẫn tồn tại sau khi sinh. Căn bệnh cũng làm ảnh hưởng đến tế bào thần kinh của đứa trẻ trong những năm đầu đời.

5 sự thật ngạc nhiên về tuyến giáp mẹ bầu cần biết

Nếu phát hiện bệnh về tuyến giáp trước khi mang thai nên điều trị dứt điểm

Dưới đây là 5 sự thật cần biết về tuyến giáp:

  • Tuyến giáp là “tổng đài” trong bộ máy sinh học cơ thể

Có thể ví von tuyến giáp đóng vai trò như bộ phận tổng đài trong bộ máy sinh học của cơ thể con người. Nó truyền thông tin đến toàn bộ các tế bào trong cơ thể, tuyến nội tiết (hormone) và máu giúp các bộ phận trong cơ thể của bạn hoạt động và duy trì đúng cơ năng của chúng.

Mỗi tuyến hormone có vai trò như người đưa tin, thông báo đến cơ thể của bạn cần tiêu thụ bao nhiêu năng lượng, cần tiếp nhận bao nhiêu lượng khí oxy…

  • Tuyến giáp rất quan trọng đối với hoạt động của não bộ

Nếu bạn thường xuyên có cảm giác lơ mơ, gà gật… hãy tham vấn ngay với bác sĩ của bạn, có thể đây là dấu hiệu chức năng tuyến giáp của bạn đang bị suy giảm. Các dấu hiệu khác đi kèm như: mệt mỏi, tăng cân và rụng tóc.

  • Tuyến giáp có hình dạng như 1 chú bướm xòe cánh và nằm ở vị trí phía trước cổ.
  • Cường giáp có thể gây ra tình trạng sụt cân đột ngột, khó ngủ và cơ thể luôn cảm thấy nóng bức.
  • I-ốt có vai trò rất quan trọng đối với tuyến giáp. I-ốt được thêm vào thành phần muối ăn từ năm 1920 cũng vì lí do này.

Dấu hiệu nhận biết tuyến giáp bất thường

Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong cơ thể, khi bộ phận này gặp sự cố, người bệnh đối mặt nhiều vấn đề với những triệu chứng đáng quan tâm:

Tăng hoặc giảm cân không rõ lý do

Khi bạn tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân, rất có thể bạn có vấn đề tuyến giáp. Tăng cân là biểu hiện của sự giảm hormone hay còn gọi là nhược giáp. Ngược lại tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn nhu cầu khiến cơ thể giảm cân, đó là cường giáp.

Sưng cổ

Cổ bị sưng bất thường và phình to cho thấy tuyến giáp đang có vấn đề như cường giáp – nhược giáp hay các bệnh ung thư tuyến giáp, bướu nhỏ Nodule. Nên đi kiểm tra ngay để được bác sĩ chẩn đoán, đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Rụng tóc

Đây là biểu hiện cho thấy lượng nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng. Người bệnh có thể mắc vấn đề suy giáp hoặc cường giáp. Thông thường tóc sẽ mọc trở lại khi lượng nội tiết tố cân bằng.

Thân nhiệt bất thường

Thân nhiệt của người nhược giáp lạnh hơn nhiệt độ trung bình, trong khi thân nhiệt của người cường giáp nóng hơn nhiệt độ trung bình. Bởi vì rối loạn tuyến giáp gây cản trở cho việc điều tiết thân nhiệt.

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu cho thấy người bệnh đang có vấn đề tuyến giáp như: thay đổi nhịp tim, thay đổi tâm trạng, khô da – gãy móng, táo bón, kinh nguyệt bất thường, tê hoặc ngứa râm ran chỗ tay….

Nên và không nên ăn gì khi bị bệnh tuyến giáp?

Nên và không nên ăn gì khi bị các bệnh về tuyến giáp là điều đáng lưu tâm vì chế độ ăn uống góp phần quan trọng vào việc giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh.

Nên ăn gì?

  • Muối: Tuyến giáp cần I-ốt để hoạt động hiệu quả
  • Rau cải: Cải bó xôi, xà lách và các loại rau quả khác là nguồn cung cấp khoáng chất quan trọng, trong đó Magie hỗ trợ quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khi cơ thể mệt mỏi, căng cơ, hiện tượng chuột rút, nhịp tim thay đổi có thể là những dấu hiệu thiếu Magie.
  • Các loại hạt: Hạt điều, hạt hạnh nhân và hạt bí ngô cung cấp nhiều chất sắt. Hạt bào ngư không những cung cấp lượng chất sắt cần thiết mà còn giàu lượng khoáng chất Selen hỗ trợ chức năng tuyến giáp.
  • Hải sản: Cá, tôm và rong biển là nguồn cung cấp Iot rất tốt. Tuy nhiên, nên tránh dung nạp các loại thực phẩm chứa quá nhiều Iot như tảo bẹ vì nó có khả năng làm tình trạng tuyến giáp trở nên xấu hơn.

Cần cân nhắc

  • Cải xoăn: Một số ít trường hợp cản trở quá trình hấp thụ I-ốt của tuyến giáp. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ xảy ra khi bạn ăn quá nhiều cải xoăn mà lại dung nạp quá ít I-ốt vào cơ thế.
  • Đậu nành: Trong một vài trường hợp, các thành phần tìm thấy trong chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp.
  • Thực phẩm ngũ tạng: Thận, tim, gan động vật chứa nhiều axit lipotic. Hấp thụ nhiều axit lipotic sẽ làm rối loạn chức năng tuyến giáp.
  • Gluten: Có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Người bệnh mắc Celitac (không dung nạp Gluten) khi dung nạp chất này có thể ảnh hưởng đến ruột non và một số bệnh tự miễn như Hashimoto, Grave.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc