5 thứ bà bầu nên mang cùng đến phòng khám thai

Share this Post:
Thai giáo

Trách nhiệm hiển thị rõ ràng nhất với mẹ bầu trong thai kỳ đó là đúng hẹn với lịch khám thai. Đừng đặt mình vào thế bị động, bạn có thể chuẩn bị trước những điều sau để không phải bỡ ngỡ hay “lăn tăn” gì trong ngày đầu tiên “hẹn hò” bác sĩ.

5 thứ bà bầu nên mang cùng đến phòng khám thai

Đừng quên mang theo sổ khám bệnh để bác sĩ theo dõi và tư vấn kịp thời cho thai kỳ khỏe mạnh

1/ Mang theo sổ khám bệnh

Bầu nên chắc chắn mang theo sổ khám bệnh hoặc bất cứ giấy tờ nào liên quan đến tiền sử bệnh tật của mình đến buổi khám thai. Dựa trên thông tin bạn đã từng phẫu thuật hay mắc bệnh gì trước khi mang thai, bác sĩ mới có thể nhìn tổng quan hơn về sức khỏe nói chung của bạn. Từ đó, đưa ra những lời khuyên và tư vấn thích hợp cho thai kỳ.

5 thứ bà bầu nên mang cùng đến phòng khám thai

3 thói quen thay đổi, 1 thai kỳ siêu khỏe mạnh
Giữ gìn sức khỏe khi mang thai không những quan trọng đối với thể chất và tinh thần của mẹ bầu, mà còn cực kỳ cần thiết cho bé con trong bụng. Sự kết hợp giữa lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tập luyện điều độ sẽ giúp bà bầu dễ dàng có được một thai kỳ khỏe mạnh.

2/ Danh sách thuốc thang đã và đang sử dụng

Cố gắng ghi lại những loại thuốc bạn đã sử dụng trước khi mang thai và mang đến buổi thăm khám. Vitamin bổ sung hay bất cứ loại thuốc hỗ trợ sinh sản nào cũng không phải ngoại lệ.

3/ Đặt ra những câu hỏi

Bạn có những thắc mắc cần giải đáp chính xác cho thai kỳ của mình, đặc biệt là trong 3 tháng đầu mong manh và nhạy cảm? Trước những buổi khám thai, liệt kê ra tất cả các vấn đề của bạn, ghi vào một tờ giấy hoặc ghi nhớ trong điện thoại. Đến lịch hẹn, bạn có thể ghi lại hoặc thu âm câu trả lời của bác sĩ để yên tâm hơn về sức khỏe và sự an toàn của thai nhi cũng như bản thân. Một vài câu hỏi gợi ý:

-Những xét nghiệm cần thiết khi mang thai.

-Sách hay dành cho bà bầu.

–Mẹo trị ốm nghén và đau nhức khi mang thai.

-Lớp học tiền sản hữu dụng như thế nào?

-Tìm hiểu về thủ thuật đẻ không đau.

-“Cô bé” của bạn có đủ tốt để sinh thường hay không?

4/ Cần một người bạn đồng hành

Trong tất cả những buổi thăm khám trong thai kỳ, anh xã nên “tháp tùng” vợ đến một vài buổi quang trọng, buổi hẹn đầu tiên là rất cần thiết. Có thêm một ngươi cùng nghe để ghi nhớ và chia sẻ sẽ giúp mẹ bầu bớt lo lắng hơn. Anh xã sẽ bắt đầu tập làm cha trẻ con từ những buổi đi khám thai cùng vợ.

5/ Thái độ cởi mở

Có thể bạn đã tìm hiểu trước những thông tin và kiến thức về bà bầu và em bé, nhưng trước sự tư vấn của bác sĩ, hạn chế tranh luận hay không tiếp nhận. Các bác sĩ chính là những chuyên gia thực sự, có thật và rõ ràng, chứ không mang tính chất tham khảo như thông tin bạn tìm được từ bác sĩ “google”. Vì vậy, bà bầu nên cở mở và tiếp thu ý kiến của bác sĩ, có như vậy bạn mới có thể được hỗ trợ nhanh chóng hơn trước những thắc mắc trong thai kỳ.

6/ Buổi khám thai đầu tiên diễn ra như thế nào?

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu kiểm tra:

-Vùng chậu.

-Xét nghiệm sàng lọc phiến đồ âm đạo.

-Ngực.

-Xét nghiệm máu.

-Siêu âm (nếu bà bầu thấy đau, bị chảy máu hoặc vừa trải qua điều trị vô sinh).

-Kiểm tra huyết áp.

-Trọng lượng.

-Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng protein và đường.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: