5 triệu chứng lạ khi mang thai

Share this Post:
Thai giáo

Không chỉ đơn giản là những cơn ốm nghén vào buổi sáng, buồn nôn khi ngửi thấy mùi dầu mỡ, hay thèm ăn một món gì đó kinh khủng, bạn còn có thể đối mặt với nhiều triệu chứng khác khi mang thai. Với từng triệu chứng, sẽ có cách giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

5 triệu chứng lạ khi mang thai

Bà bầu có thể đổi mặt với rất nhiều triệu chứng khác ngoài ốm nghén

1/ Chảy máu chân răng

Cũng như các bộ phận khác trên cơ thể bà bầu ngày một “phình” to, nướu của bạn cũng có nguy cơ sưng lên khi mang thai. Sự thay đổi của progesterone và estrogen làm lưu lượng máu tăng cao, hệ quả là nướu bị sưng. Vì vậy, khi đánh răng, mẹ bầu rất dễ bị chảy máu chân răng. Nếu khi không đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, máu vẫn xuất hiện ở chân răng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Hiện tượng này đôi khi còn liên quan đến chuyện sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bà bầu nhớ đi nha khoa 2 lần trong 9 tháng mang thai nhé.

5 triệu chứng lạ khi mang thai

Bệnh răng miệng làm giảm khả năng sinh sản
Những thao tác chăm sóc răng miệng rất đơn giản có thể cứu bạn khỏi những nguy cơ như sảy thai, sinh non…

2/ Nghẹt mũi & khó thở

Tương tự như các bộ phận khác, mũi bà bầu cũng nở ra đáng kể. Sự giãn nở này vô tình thu nhỏ diện tích đường thở, khiến bà bầu hít thở khó khăn hơn. Bạn có thể giảm bớt sự khó chịu này bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mũi, nước muối sinh lý. Ngoài ra, bạn có thể trang bị máy phun sương để tăng độ ẩm, giúp việc hít thở trở nên dễ dàng hơn.

3/ Táo bón

Sự gia tăng progesterone làm chậm thời gian vận chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột, dẫn đến táo bón. Đồng thời, vitamin bà bầu uống trong lúc mang thai làm cơ thể tích nước, khiến việc “đi nặng” trở nên khó khăn hơn. Để cải thiện tình hình này, bạn nên uống nhiều nước, bổ sung thêm rau quả, sữa chua vào chế độ ăn hằng ngày. Đặc biệt, tránh dùng thuốc nhuận tràng hoặc kích thích nhu động ruột, vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của bà bầu.

4/ Sưng & đau chân

Em bé đang ngày một lớn dần lên trong bụng mẹ đòi hỏi lưu lượng máu rất lớn để cung cấp ô-xy và chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể. Đến tuần thứ 20, lưu lượng máu lưu thông của bà bầu tăng đến 50%. Vì áp lực rất lớn này, tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở chân và bàn chân là điều không thể tránh khỏi. Mỗi khi thấy đau nhức, bạn có thể nâng cao chân lên để cảm thấy dễ chịu hơn.

5/ Vấn đề về da

Thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai sẽ khiến da bạn nổi mụn, mỏng đi, trở nên nhạy cảm, dễ bắt nắng, dần đen sạm và bị nám. Vì vậy, bà bầu nên chăm sóc và bảo vệ làn da đúng cách. Đặc biệt, đừng quên dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da mỏng manh mỗi khi ra ngoài.

5 triệu chứng lạ khi mang thai

Những lưu ý chăm sóc da khi mang thai
“Mẹ bầu trang điểm nhiều quá khi sinh con ra sẽ vô duyên”. Đó là điều người ta thường rỉ tai nhau mỗi khi thấy có một người phụ nữ nào đó trang điểm khi mang thai. Thật ra, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được vấn đề này. Tuy nhiên đã có bằng chứng chứng minh rằng, một số hóa chất...

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

  • 3 triệu chứng khó chịu khi mang thai ở chu kỳ cuối
  • Mẹo trị ốm nghén mà không ảnh hưởng đến bé?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: