6 bộ phận dễ bị phù khi mang thai

shape

30 Th09

Cha Mẹ TốtTh09 30, 2019

6 bộ phận dễ bị phù khi mang thai

Không chỉ chân, tay, mặt, một số bộ phận khác trên cơ thể mẹ bầu rất dễ bị phù khi mang thai. Tham khảo để bớt lo lắng nếu bị sưng phù bầu nhé!

6 bộ phận dễ bị phù khi mang thai

Chân là bộ phận dễ bị phù nhất khi mang thai

1/ Chân

Một điều chắc chắn, chân mẹ bầu là bộ phận dễ bị phù khi mang thai nhất, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ, khi lưu lượng máu tăng cao. Để chuyện đi đứng dễ dàng hơn, mẹ không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, tranh thủ vận động nhẹ nhàng, kết hợp massage bàn chân, ngâm nước ấm để bớt sừng phù.

6 bộ phận dễ bị phù khi mang thai

3 tháng cuối thai kỳ vẫn khó chịu nhất!
Bầu đã bước sang giai đoạn mang thai 3 tháng cuối? Xin chúc mừng, bạn đã sắp “cán đích” chuẩn bị đón con yêu chào đời. Tuy nhiên, thời gian từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9 của thai kỳ cũng là cả một quá trình dài đằng đẵng và đầy khó chịu với mẹ bầu, đặc biệt là 5 điều sau!

2/ Đôi môi

Không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng bị phù môi trong thai kỳ. Hiện tượng này không có gì phải lo lắng cả, môi là bộ phận khá nhạy cảm, vì vậy những thay đổi bên trong cơ thể mẹ bầu có tác động lên đôi chút cũng là chuyện đương nhiên. Để tránh tình trạng cơ thể tích nước quá nhiều, mẹ bầu nên hạn chế ăn mặn, uống nhiều nước.

3/ Núi đôi

Ngực sưng và căng tức có thể là dấu hiệu mang thai sớm của khá nhiều phụ nữ. Triệu chứng này xuất hiện vào khoảng 1-2 tuần sau khi thụ thai thành công. Từ tuần thứ 6-8, ngực có thể sưng hơn và tiếp tục tăng kích cỡ trong suốt thai kỳ.

4/ Mũi

Có nhiều lời đồn cho rằng mẹ bầu xấu đi trong thai kỳ, đặc biệt là chiếc mũi sưng phồng sẽ là dấu hiệu sinh con trai. Tham khảo cho vui thôi mẹ nhé! Hiện tượng chiếc mũi to này cũng chỉ là triệu chứng bị phù khi mang thai.

Trong thai kỳ, lưu lượng máu tăng khiến các mạch máu phình ra, không ngoại trừ mũi. Vì vậy, mẹ bầu sẽ bị sưng phù phần mũi. Nghiêm trọng hơn, nhiều mẹ bầu còn phải đối diện với trường hợp chảy máu mũi do các mạch máu bị vỡ vì chịu áp lực quá lớn. Để ngăn ngừa tai hại này, mẹ nên nằm ngủ với gối cao vừa đủ, chườm đá để dễ chịu hơn.

5/ Khuôn mặt

Nhiều mẹ cảm thấy khó chịu và bất tiện khi khuôn mặt sưng phù trong tháng cuối của thai kỳ. Đừng lo lắng, nhan sắc của bạn sẽ nhanh chóng trở lại bình thường sau khi sinh.

6/ Nướu 

Các bệnh về răng miệng rất dễ tấn công mẹ bầu trong thời gian mang thai. Hơn một nửa số phụ nữ mang thai đều gặp rắc rối với hiện tượng viêm lợi. Hiện tượng này gây sưng, chảy máu nướu. Lúc này, mẹ bầu cần chăm sóc răng miệng cẩn thận. Đánh răng nhẹ nhàng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa để loại bớt mảng bám trên răng nếu cần. Đi thăm khám nha khoa nếu tình hình không mấy cải thiện.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc