6 điều mẹ bầu cần biết về chứng ốm nghén

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2019

6 điều mẹ bầu cần biết về chứng ốm nghén

6 điều mẹ bầu cần biết về chứng ốm nghén

Mức độ nặng, nhẹ khác nhau, nhưng 80% mẹ bầu sẽ phải đối mặt với cơn ốm nghén

1. Vì sao bầu bị ốm nghén?

Ốm nghén là một trong những triệu chứng thai kỳ khá phổ biến. Với nhiều mẹ, ốm nghén còn là dấu hiệu mang thai sớm và rõ ràng nhất. Cho tới bây giờ, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, “thủ phạm” đáng ngờ nhất chính là sự gia tăng hàm lượng hormone estrogen, dẫn đến sự nhạy cảm quá mức của mẹ bầu với các mùi.

2. Ốm nghén có nguy hiểm?

Miễn mẹ bầu vẫn ăn uống đủ chất, ốm nghén sẽ không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu ốm nghén nặng, mẹ bầu bị nôn ói liên tục, dẫn đến chán ăn, mất vị giác, mẹ nên nhanh chóng nhờ sự trợ giúp của bác sĩ để bổ sung dinh dưỡng theo cách khác.

3. Khi nào hết ốm nghén?

Thông thường, ốm nghén chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ốm nghén theo mẹ đến tận lúc sinh con. Chỉ cần ngửi thấy một mùi nào đó khó chịu, ngay lập tức cảm giác buồn nôn sẽ kéo đến.

6 điều mẹ bầu cần biết về chứng ốm nghén

Mẹo hay trị chứng ốm nghén buổi sáng
Mang thai là điều tuyệt vời nhất với những bạn luôn mong ngóng tin vui, nhưng niềm hạnh phúc này đôi khi còn đi kèm với những cảm giác khó chịu. Một trong những cảm giác đó chính là cơn buồn nôn vào buổi sáng, khiến khởi đầu ngày mới của bà bầu không thể tệ hơn. Đừng lo, 12 mẹo sau sẽ giúp bạn...

4. Không chỉ vợ, chồng cũng có thể nghén!

Có thể bạn không biết, nhưng nghén cũng có thể xảy ra với anh xã của bạn. Việc này phổ biến đến nỗi các nhà nghiên cứu đặt riêng một cái tên cho nó: Hội chứng couvade, theo tiếng Pháp có nghĩa là “mang thai cùng vợ”.

5. Ốm nghén là dấu hiệu gợi ý giới tính thai nhi

Nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ cho thấy, 55% phụ nữ mang thai có tình trạng ốm nghén buổi sáng đã cho ra đời một cô gái nhỏ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do quá trình sản sinh hormone khi mang thai bé gái sẽ nhiều hơn, dẫn đến mẹ sẽ buồn nôn nhiều hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào mẹ bầu có tình trạng ốm nghén diễn ra khá nghiêm trọng. Với những mẹ chỉ ốm nghén bình thường, rất khó có thể xác định được chính xác.

6. Chế độ dinh dưỡng “đặc biệt” trị ốm nghén

Ngoài cách trị nghén thông thường như dùng gừng, chia nhỏ bữa ăn, mẹ có biết việc thay đổi thực đơn cũng là cách hiệu quả để chống cơn buồn nôn?

Gợi ý của các chuyên gia: Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin B1, vitamin B6 và protein. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung các dưỡng chất này đặc biệt hiệu quả với việc điều trị ốm nghén.

Ngoài ra, thay vì 3 bữa chính, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn, từ 5-6 bữa/ ngày. Đừng để quá đói, cũng đừng để quá no. Khi đói, dạ dày tiết nhiều a-xít khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Khi no quá, dạ dày hoạt động quá công suất cũng có thể khiến bạn buồn nôn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc