7 chuyện khó nói của phụ nữ mang thai (P.2)

shape

01 Th12

Martin NguyenTh12 01, 2019

7 chuyện khó nói của phụ nữ mang thai (P.2)

Mùi cơ thể

Khi mang thai, các chị em có xu hướng nhạy cảm và phản ứng mạnh với các mùi hương xung quanh mình. Các mẹ có thể bị nôn ọe khi ngửi thấy mùi từ các loại cá, thịt hay một số thực phẩm mà bình thường họ vẫn ăn. Đặc biệt, mẹ bầu còn cảm nhận được những “nồng nàn” tỏa ra từ cơ thể mình như mùi của dịch âm đạo vào cuối thai kỳ. Nhiều mẹ lo lắng đến nỗi mang theo khăn giấy ướt ở bất kỳ nơi đâu.

Để giảm bớt sự nhạy cảm về mùi của chính mình, mẹ có thể tránh những món ăn nhiều gia vị, các món ăn dễ khiến bạn có mùi cơ thể như tỏi, hành, cá,… Nếu có mùi hôi âm đạo, các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ để không bị nhiễm trùng và khám phụ khoa để được điều trị trong trường hợp bị nhiễm nấm hay viêm nhiễm khác.

>> Xem thêm: Các chứng viêm nhiễm khi mang thai

7 chuyện khó nói của phụ nữ mang thai (P.2)

Các loại thức ăn giàu gia vị có thể khiến phụ nữ mang thai cảm thấy khó ăn và bên cạnh đó còn gây mùi cơ thể

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ cũng là một triệu chứng khiến mẹ bầu ngại ngùng. Đây là triệu chứng sinh lý phổ biến khi mang thai do giãn tĩnh mạch trực tràng với các biểu hiện như táo bón, đi tiêu khó và gây đau, khó chịu ở hậu môn.

Để phòng ngừa trĩ, mẹ nên chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón. Còn khi bệnh đã phát triển, các mẹ có thể sử dụng túi chườm có chứa thành phần hazel (nước cây phỉ nguyên chất, có tác dụng chữa trị tổn thương tĩnh mạch) và các loại kem chống viêm để giảm đau đớn mà vẫn đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.

Mụn nhọt

Mụn trứng cá và mụn nhọt là những triệu chứng khá quen thuộc với các mẹ trong thời kỳ mang thai. Nhưng không vì thế mà các mẹ xem thường chúng hoặc tự ý điều trị. Mẹ nên biết rằng, thuốc trị mụn có retine-A bị cấm sử dụng trong suốt thai kỳ. Những loại thuốc chứa axit salicylic, benzoyl peroxide và axit azelaic tuy được xem là an toàn nhưng cũng chỉ được dùng với một lượng nhỏ.

Để khắc phục tình trạng mụn, các mẹ có thể sử dụng sữa rửa mặt chống mụn vì thời gian sản phẩm này lưu lại trên da rất ngắn. Nếu mẹ dùng kem trị mụn thì hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sỹ và chỉ thoa trên vùng da bị mụn thôi nhé.

>> Xem thêm: Bí quyết giúp mẹ bầu ứng phó với mụn

Các thay đổi khác trên cơ thể

Mẹ mang thai, tất yếu sẽ có những thay đổi trên cơ thể như tăng cân, sưng phù, viêm vùng kín,… nhưng mẹ đừng để điều đó làm mẹ mất tự tin khi thân mật với bố nhé.

Nếu đang đối mặt với những điều thầm kín này thì mẹ nên chia sẻ với bố, hoặc bố mẹ có thể chia sẻ với bác sỹ sản phụ khoa. Khi một chuyên gia đảm bảo với bạn rằng, mọi chuyện hoàn toàn bình thường, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều so với việc im lặng và để mình luôn cảm thấy băn khoăn, bối rối.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc