7 trường hợp mang thai cần chăm sóc đặc biệt

Share this Post:
Sức khỏe - Dinh dưỡng

Thiếu máu
Dạng phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Nếu hàm lượng hemoglobin dưới 10g/100ml thì thai phụ cần phải được điều trị thiếu máu để đảm bảo đủ oxy cung cấp cho thai nhi.

Tiểu đường
Các sản phụ bị tiểu đường cần được hướng dẫn ăn uống theo một chế độ ăn đặc biệt để tránh trường hợp thai to, gây khó khăn cho việc sinh nở. Tuy nhiên, không phải cứ có đường trong nước tiểu là bạn bị tiểu đường, vì khi mang thai khả năng lọc của thận sẽ yếu hơn. Các xét nghiệm máu sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất.

7 trường hợp mang thai cần chăm sóc đặc biệt

Dinh dưỡng và tập luyện sẽ giúp ích cho các mẹ bị tiểu đường

Xuất huyết tiền sản
Nếu hiện tượng xuất huyết xảy ra trước tuần thứ 24 thì không được gọi là xuất huyết tiền sản. Sau thời điểm này, thai nhi có thể sống được trong môi trường ngoài tử cung. Những trường hợp xuất huyết sau tuần thứ 24 được gọi là xuất huyết tiền sản. Nguyên nhân chính là các biến chứng liên quan đến nhau thai như nhau bong non, nhau tiền đạo.

7 trường hợp mang thai cần chăm sóc đặc biệt

Nhau thai bất thường – Báo động đỏ trong thai kỳ
Nhau thai chiếm một vị trí vô cùng quan trọng bởi nó cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng cho bé con của bạn. Những biến chứng liên quan đến bánh nhau tuy không phổ biến nhưng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé

Bệnh tim
Trừ trường hợp bị  bệnh tim nặng đến mức phải hạn chế hoạt động, các thai phụ bị bệnh tim đều có thể sinh con an toàn. Nếu nằm trong nhóm bệnh nặng, mẹ sẽ cần được theo dõi sát sao và nghỉ ngơi thật nhiều để tránh làm mệt tim, đồng thời phải ngủ thêm các giấc ngủ ngày. Nếu xảy ra hiện tượng sốt, phù chân tay, mặt rõ rệt, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ.

Cao huyết áp
Các thai phụ cao huyết áp thường phải nhập viện chờ sinh sớm. Tăng huyết áp có thể gây phù nề cho thai phụ, gây suy thai và sinh non. Huyết áp cao ở cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Vì vậy, những phụ nữ bị cao huyết áp nên được điều trị trước khi sinh.

Hở cổ tử cung
Ở những trường hợp này, cổ tử cung thường bắt đầu hở vào tuần thứ 14 và mở ra khoảng 2,5cm vào tuần thứ 20 của thai kỳ, khiến túi ối lồi ra ngoài và rất dễ vỡ ối, gây sảy thai. Đối với những trường hợp bị phát hiện hở cổ tử cung, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật khâu đặc biệt để giữ cổ tử cung đóng lại. Cách điều trị này có tác dụng cao và hầu hết các trường hợp mẹ đều sinh nở bình thường sau đó.

7 trường hợp mang thai cần chăm sóc đặc biệt

Vỡ ối: Bạn có cần đến bệnh viện ngay lập tức?
Chắc hẳn chúng ta ít nhiều cũng đã từng xem qua những bộ phim trong đó có cảnh cô vợ bị vỡ ối ở siêu thị, cửa hàng bách hóa hay ở chợ và anh chồng hoảng hốt bồng vợ rồi nhanh chóng đưa cô ấy vào bệnh viện. Đây có phải là những gì sẽ diễn ra khi bạn bị vỡ ối?

Đa thai
Nếu mang thai song sinh hoặc đa thai, bạn sẽ được lưu ý để phòng ngừa thiếu máu, theo dõi huyết áp đều đặn. Bạn cũng sẽ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh tăng huyết áp và các kích thích lên tử cung.

Mang đa thai cũng tạo nhiều sức ép lên tử cung, khớp, dây chằng và hệ tiêu hóa. Bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn những món dễ tiêu và không cần phải tăng cân quá nhiều. Những lưu ý này sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng trong thai kỳ của mình.

Các bà mẹ mang đa thai cân nhập viện sớm để chờ sinh vì bé sinh sau có thể gặp nguy hiểm nếu không được sinh ra ngay sau bé đầu tiên.

MarryBaby

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: