8 lời đồn phổ biến về bà bầu nên và không nên ăn gì

shape

01 Th01

Cha Mẹ TốtTh01 01, 2020

8 lời đồn phổ biến về bà bầu nên và không nên ăn gì

Bà bầu nên và không nên ăn gì luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải kinh nghiệm nào được truyền từ người đi trước cũng đúng đâu mẹ nhé. Cùng MarryBaby tìm hiểu thực hư về những lời đồn đang được nhiều mẹ “rỉ tai” nhau nhất, mẹ bầu nhé!

8 lời đồn phổ biến về bà bầu nên và không nên ăn gì

Xoay quanh chuyện những thực phẩm bà bầu không nên ăn và nên ăn gì có rất nhiều lời đồn thổi chưa rõ thực hư

Lời đồn 1: Bà bầu nên uống sữa nguyên kem, vì nhiều dưỡng chất hơn so với sữa ít béo.

Thực tế: Sữa ít béo chứa đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như sữa nguyên kem, bao gồm hàm lượng can-xi, protein, phốt pho, nhưng ít chất béo và calo hơn. Vì vậy, sữa ít béo vẫn hoàn toàn thích hợp cho bà bầu.

Lời đồn 2: Bà bầu không nên ăn dứa, đu đủ vì sẽ gây sảy thai.

Thực tế: Bromelain trong dứa có tác dụng làm mềm tử cung. Tuy nhiên, phải ăn ít nhất 7 quả dứa một lần mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể. Với đu đủ, bà bầu có thể ăn đu đủ chín, vẫn rất tốt cho sức khỏe. Nên tránh đu đủ xanh, vì nhựa của đu đủ xanh có thể gây dị tật thai nhi và sảy thai.

Lưu ý: Bà bầu không nên ăn dứa nếu có cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng dứa

Lời đồn 3: Bà bầu nên uống bổ sung vitamin và khoáng chất.

Thực tế: Miễn bạn khỏe mạnh, duy trì một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cân bằng, đầy đủ các nhóm chất, bạn có thể không cần uống bổ sung vitamin. Ngoại lệ duy nhất là a-xít folic. Ngoài tăng cường nguồn folate từ thực phẩm, bạn cũng cần uống bổ sung a-xít folic ngay khi biết mình mang thai, và tốt nhất là trước khi mang thai 3 tháng.

Một số trường hợp có thể cần uống bổ sung vitamin:

– Bà bầu trong độ tuổi vị thành niên.

– Vừa mới mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng 1 năm gần đây.

– Có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn từ trước.

– Ăn chay

Lời đồn 4: Bà bầu ăn hải sản, con sinh ra sẽ bị phát ban hoặc mắc các bệnh về da khác.

Thực tế: Không có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh việc ăn hải sản khi mang thai sẽ dẫn đến các vấn đề về da cho trẻ. Ngược lại, hải sản cung cấp can-xi, protein và kẽm, những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi và cá ngừ cũng là nguồn cung cấp axit béo omega-3, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não và thị giác của thai nhi.

8 lời đồn phổ biến về bà bầu nên và không nên ăn gì

Bà bầu ăn cá: Đúng liều, đúng loại!
Nhiều protein, omega-3 và nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể, nhưng cá cũng chứa thủy ngân, một chất độc nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Làm thế nào để ăn cá mà không phải lo lắng về vấn đề này?

Lời đồn 5: Bà bầu không nên uống cà phê, vì sẽ ảnh hưởng màu da của con sau này.

Thực tế: Màu da của trẻ được quy định bởi di truyền, không phải bị ảnh hưởng bởi những thực phẩm mẹ ăn khi mang thai. Không có bằng chứng khoa học nào về việc bà bầu uống cà phê sinh con da sẽ đen. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu không nên uống nhiều cà phê khi mang thai. Tiêu thụ quá 300mg caffein/ ngày có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Đồng thời, cũng có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ bầu, bởi caffein làm hạn chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Lời đồn 6: Bà bầu không nên ăn thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh.

Thực tế: Thực phẩm cho bà bầu chế biến từ nguyên liệu mới, tươi ngon sẽ mang đến vị ngon, cũng như giá trị dinh dưỡng tối ưu nhất. Các loại vitamin tan trong nước như vitamin C và folate thường dễ bị bốc hơi khi bị đông lạnh hay đóng hộp. Tuy nhiên, những tổn thất dinh dưỡng này không đáng kể. Bạn vẫn có thể ăn thực phẩm đóng hộp, miễn là đảm bảo đủ những điều sau đây:

– Chọn thực phẩm được đóng gói đúng cách.

– Tránh mua những lon, hộp bị móp, méo hoặc có vết rỉ sét.

– Tránh sử dụng nhựa chứa

8 lời đồn phổ biến về bà bầu nên và không nên ăn gì

Ăn ít đồ hộp thôi, bầu nhé!
Để đáp ứng những cơn thèm ăn bất chợt khi mang thai, nhiều mẹ dự trữ sẵn đồ ăn vặt và cả đồ hộp 24/7. Thực ra, với giai đoạn đặc biệt này, mẹ nên thận trọng hơn khi đưa ra bất kỳ lựa chọn thực phẩm nào. Đồ hộp có thể được xem là một nhóm tiêu biểu trong số những nhóm thực phẩm cần hạn chế đối...

Lời đồn 7: Bà bầu nên ăn gấp đôi để đáp ứng đủ cho sức khỏe mẹ và bé.

Thực tế: Đúng là cần ăn gấp đôi, nhưng không phải về số lượng mà là chất lượng thực phẩm. Thay vì ăn nhiều hơn, mẹ bầu nên chú ý bổ sung nhiều hơn những dưỡng chất cần thiết, bởi nhu cầu dinh dưỡng của bạn cũng tăng cao hơn khi mang thai.

Việc ăn quá nhiều, chẳng những không tốt mà còn làm bạn tiêu thụ quá mức lượng calo cần thiết, dẫn đến tăng cân quá mức, tiền đề dẫn đến các vấn đề nguy hiểm trong thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, bệnh tim mạch…

Lời đồn 8: Bà bầu không nên ăn đậu phộng, các loại hạt vì có nguy cơ hình thành bệnh dị ứng ở trẻ.

Thực tế: Chẳng những không hình thành nguy cơ dị ứng ở trẻ sơ sinh, một nghiên cứu còn cho thấy bằng chứng về tác dụng ngăn ngừa hình thành dị ứng ở trẻ khi mẹ ăn đậu phộng. Ngoài ra, nếu xét về dinh dưỡng, đậu phộng và các loại hạt là nguồn bổ sung chất béo omega 3 dồi dào. Hàm lượng can-xi, phốt pho, sắt… trong đậu phộng cũng đều cao hơn so với thịt, trứng và sữa.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc