8 tư thế ngồi của bà bầu khiến thai nhi "ngộp thở

shape

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2019

8 tư thế ngồi của bà bầu khiến thai nhi "ngộp thở

3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm bé cưng còn nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều tới việc đi lại, nằm, ngủ, nghỉ của mẹ bầu. Nhưng bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, tư thế ngồi của bà bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn là sự phát triển của thai nhi.

Ngồi sai tư thế khi bụng bầu ngày càng lớn sẽ khiến sống lưng “oằn mình” gánh đỡ cả cơ thể. Kéo theo sau đó là những ảnh hưởng khác như chuột rút, tê giảm tĩnh mạch… quan trọng hơn chính là thiếu oxy trầm trọng, khiến thai nhi khó thở.

8 tư thế ngồi của bà bầu khiến thai nhi "ngộp thở"

Bà bầu ngồi sai tư thế không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn nguy hiểm cho bé

8 tư thế ngồi cấm kỵ với bà bầu

Dù đang làm việc hay ngồi nghỉ ngơi thư giãn mẹ cũng cần tuyệt đối tránh các tư thế sau:

1.  Nửa nằm nửa ngồi

Đây là tư thế thường gặp và có vẻ thoải mái nhất cho các mẹ bầu khi ở trên giường. Tuy nhiên, tư thế ngồi khi mang thai này sẽ gây áp lực rất lớn lên cột sống của mẹ bầu. Đó là lý do tại sao thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu tư thế này.

2. Ngồi không tựa lưng

Chứng đau lưng khi mang thai vốn đã khiến mẹ bầu khó chịu, kết hợp thêm tư thế ngồi này càng làm tăng thêm áp lực lên lưng. Ở công sở hay ở những quán cà phê và cả ở nhà, mẹ không nên chủ quan ngồi không tựa lưng mà cần chủ động để lưng được hỗ trợ bằng nhiều điểm tựa nhất có thể và luôn giữ cho cột sống thẳng. Tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có tựa lưng thấp khi mang thai.

3. Ngồi gập người về phía trước

Rất ít mẹ bầu ngồi theo tư thế này thường xuyên vì khá khó chịu. Tuy nhiên, vẫn có những mẹ ngồi gập người về phía trước vì một vài lý do nào đó. Mẹ nên biết, tư thế này tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng vừa khiến cho mẹ bầu thấy rất không thoải mái lại gây nguy hiểm cho thai nhi.

Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, ngồi gập người có thể tạo áp lực, đè nén lên cơ thể mong manh của bé và khiến lồng ngực để lại dấu tích vết vĩnh viễn trên cơ thể vốn còn non nớt của con.

4. Ngồi bắt chéo chân

Đây là thói quen của nhiều bà bầu công sở. Nếu đang làm điều này mỗi ngày, ngay lập tức mẹ cần thay đổi vì ngồi bắt chéo chân sẽ khiến máu dồn về phía chân nhiều hơn. Dáng ngồi này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng sưng phù chân vốn đã rất phổ biến khi mang thai. Cẩn trọng không thừa mẹ nhé.

8 tư thế ngồi của bà bầu khiến thai nhi "ngộp thở"

Đừng vì giữ kẽ mà ngồi bắt chéo chân, hại con đó mẹ!

5. Ngồi buông thõng vai

Vừa chịu áp lực từ thai nhi, vừa chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, ngồi ở tư thế buông thõng vai sẽ khiến cột sống của mẹ bầu phải làm việc “quá tải”. Thôi ngay thói quen này nếu không muốn bị đau lưng nhiều hơn, bầu nhé!

6. Ngồi xổm

Khi bụng bầu ngày càng lớn lên, bụng dưới của cơ thể và cột sống vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi. Thêm hành động ngồi xổm của mẹ sẽ khiến các cơ bị kéo căng ra hơn,làm cho mẹ cảm thấy đau nhói, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nặng hơn hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm. Ngồi xổm cũng gây áp lực nên bàng quang.

8 tư thế ngồi của bà bầu khiến thai nhi "ngộp thở"

Bật mí 5 tư thế yoga "chuẩn" cho mẹ bầu
Nhẹ nhàng nhưng vẫn đủ mạnh mẽ, yoga là lựa chọn vận động tuyệt vời dành cho phụ nữ mang thai. Nếu thực hành đúng, yoga vừa giúp mẹ bầu xoa dịu các cơn đau nhức, lại còn góp phần chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới. Đừng bỏ lỡ 5 tư thế đơn giản những hiệu quả sau nhé!

7. Ngồi khoanh chân

Tương tự như cách ngồi vắt chéo chân, ngồi khoanh chân khiến phần chi dưới của mẹ bầu bị chèn ép, dẫn đến lưu lượng máu lưu thông bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến các dây thần kinh đùi, khiến cho tình trạng phù nề khi mang thai trở nên trầm trọng thêm và ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi trong bụng khi bé đã lớn hơn.

8. Ngồi nửa mông

Bà bầu thì tuyệt đối nên tránh xa kiểu ngồi này. Tư thế ngồi nửa mông khi mẹ bầu ngồi trên ghế hoặc giường gây nhiều áp lực lên cột sống. Khi ngồi quá lâu ở tư thế này dễ dẫn đến tình trạng đau ngói ở lưng.

Tư thế ngồi chuẩn nhất

Theo khuyến cáo, tư thế ngồi chuẩn nhất là giữ thẳng cổ, người không chúi về phía trước, vai thả lỏng, chân tạo thành một góc 90 độ với mặt đất, mông chạm vào lưng ghế. Chú ý, khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, nên chuyển từ từ, đừng quá nhanh và đột ngột. Đặc biệt, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, khi bụng đã quá lớn, bầu nên dùng một tay đỡ bụng trước khi ngồi. Từ từ dựa lưng vào ghế, hai chân song song nhau.

Ngoài ra, khi chọn ghế bầu ở nhà nên ưu tiên loại ghế cao khoảng 40 cm sao cho bầu có thể chạm bàn chân xuống sàn. Không nên chọn ghế quá cao, vì sẽ khiến mẹ bầu mất thăng bằng, dễ té ngã.

8 tư thế ngồi của bà bầu trên đây mẹ cần tuyệt đối tránh để không ảnh hưởng đến thai nhu cũng như sức khỏe của mẹ.

8 tư thế ngồi của bà bầu khiến thai nhi "ngộp thở"

Chẳng cần đi xa, Sài Gòn đã có chốn dừng chân cho các mẹ mê săn hàng sale
MarryBaby Mega Mall 2017 hứa hẹn sẽ mang đến cơn "địa chấn sale" khủng về các sản phẩm dành cho mẹ & bé. Chẳng cần đi đâu cho xa xôi, Sài Gòn đã có chốn dừng chân cho mẹ bỉm sữa mê hàng sale rồi!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc